Home » Tin Tức » Thế Giới » Vẻ Vang Dân Việt: TÂN TRUNG TÁ TRẦN CHU THỦY

Vẻ Vang Dân Việt: TÂN TRUNG TÁ TRẦN CHU THỦY

www.baocalitoday.com/index.php

1_pope_john_paul_iiNhân dịp Đại Lễ Phong Chân Phước Cố Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II Nhìn lại một số mục vụ của Ngài trong triều đại 26 năm * Lê Ngọc Châu (Nam Đức_25.04.2011) Lời mở đầu Đã có nhiều bài của quý Cha, của những bậc thức giả viết về cố Đức Giáo Hoàng John Paul II. Tôi mạo muội tóm lược một số tài liệu thu thập và ghi lại ra đây để giới thiệu cùng quý độc giả nhân dịp Đại Lễ phong Thánh Ngài vào ngày 01-05-2011 tại Roma, một vị chủ chiên tôi kính mến qua lập trường của Ngài, không “phi chính trị”. Thái độ, việc làm của Ngài phản ảnh rõ rệt là “Tôn Giáo” không thể nào tách rời khỏi “chính trị” được. Vì bài viết có giới hạn nên chắc chắn không sao tránh khỏi sơ sót. Kính mong quý Cha, quý vị hoan hỷ cho cũng như mong được đón nhận những góp ý có tính cách xây dựng dựa trên tinh thần học hỏi và cầu tiến. Trân trọng cám ơn (LNC) * * * Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II Đức Giáo Hoàng (ĐGH) Gioan Phaolô II tên thật là Karol Józef Wojtyla, sinh ngày 18 tháng 5 năm 1920tại Wadowice, Ba Lan và mất vào ngày 2 tháng 4 năm 2005, là vị Giáo Hoàng thứ 264 của Giáo Hội Công Giáo Rôma, người lãnh đạo tối cao của Vatican kể từ ngày 16 tháng 10 năm 1978. Ngài lấy tông hiệu Gioan Phaolô II (tiếng Anh: John Paul II). Cho đến khi qua đời, triều đại của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã kéo dài hơn 26 năm, dài thứ hai trong lịch sử hiện đại, sau triều đại của Giáo Hoàng Piô IX (dài 32 năm). Ngài là vị Giáo Hoàng duy nhất người Ba Lan và là Giáo Hoàng đầu tiên không phải người Ý trong gần 500 năm, kể từ Giáo Hoàng Ađrianô VI năm 1520. Đức Giáo Hoàng Joan Paul II được tạp chí TIME chọn là một trong bốn người có ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20 và cả những năm đầu thế kỷ 21. Mặc dù chưa chính thức được phong thánh nhưng năm 2008 ĐGH được chọn là một trong những vị quan thầy bảo trợ cho Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney / Úc Châu. Trong triều đại của mình, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II không ngừng mở rộng ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo. Giáo Hoàng John Paul II không bao giờ chịu giam mình trong những bức tường của toà thánh Vatican. Ngài công du liên miên và đến thăm hầu như tất cả các cộng đồng Thiên Chúa Giáo lớn trên thế giới, đã thực hiện 104 chuyến tông du tại hơn 129 quốc gia, có thể nói được 14 ngôn ngữ (ngoài tiếng Ba Lan còn có tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga và một chút tiếng Việt). Đức Giáo Hoàng John Paul II đã lên tiếng phản đối chiến tranh và kêu gọi hòa bình, phản đối chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản, chế độ độc tài, chủ nghĩa duy vật, các phương pháp phá thai, thuyết tương đối và cách thức chết êm dịu. Ngài cũng được coi là một trong những nguồn lực dẫn đến sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Ba Lan và Đông Âu. Ngài cũng là vị Giáo Hoàng đầu tiên đã * đứng ra xin lỗi về những lỗi lầm của Giáo hội trong quá khứ; * đứng ra hòa giải với Chính thống giáo Đông phương và Do Thái giáo, Anh giáo, * tổ chức cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo của các tôn giáo khác như Phật giáo, Khổng Giáo, Chính thống giáo Đông phương, Do Thái giáo, Cao Đài và Hồi giáo; * đến thăm một ngôi đền Hồi giáo ở Syria cũng như tổ chức ra Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới hằng năm * và đã đến thăm vùng Thánh Địa Jerusalem. Đường đến Vatican của Đức Giáo Hoàng John Paul II Khi còn trẻ Karol Józef Wojtyla rất ưa cuộc sống năng động và dành nhiều sức lực để chơi các môn thể thao như bóng đá và trượt tuyết. Dưới chế độ chiếm đóng của phát xít Đức trong đệ nhị thế chiến, Ngài bí mật nghiên cứu thần học cùng kinh thánh và được phong chức linh mục ngày 1/11/1946. Sau một thời gian du học ở Ý, năm 1948 cha Wojtyla đã đậu bằng tiến sĩ thần học tại Rome. Từ năm 1948 đến 1951, cha Karol Wojtyla là linh mục phụ trách vùng Krakow, một đô thị cổ nổi tiếng ở Ba Lan. Sau đó, Ngài quay lại nghiên cứu triết học tại Đại học Jagiellonian, cũng toạ lạc ở thành phố cổ kính này. Ngoài ra, Ngài còn tham gia giảng dạy môn đạo đức học trong trường dòng Krakow, giai đoạn từ 1952-1958. Cha Karol Wojtyla trở thành giáo sư tại Đại học Liblin vào năm 1956. Hai năm sau, Ngài được Giáo Hoàng Pius XII tấn phong làm phụ tá giám mục ở Krakow. Ngày 30/12/1963, Giáo Hoàng Paul VI tấn phong Đức Cha Wojtyla làm Tổng Giám Mục giáo phận Krakow. Với tư cách tổng giám mục, Đức Cha Karol Wojtyla tham dự nhiều phiên họp quan trọng của toà thánh Vatican. Ngài được biết đến rộng rãi trong cộng đồng Thiên Chúa Giáo quốc tế với vai trò là tác giả của cuốn “Gaudium et spes”, một công trình đề cập đến tình hình giáo hội trong thế giới hiện đại. Giáo Hoàng Paul VI tấn phong Tổng giám mục Karol Wojtyla làm Hồng Y Giáo Chủ ngày 26/6/1967. Gần 11 năm sau, Hồng Y Karol Wojtyla đã đạt đến đỉnh cao nhất trên con đường thăng tiến trong hàng giáo phẩm khi đăng quang nhậm chức Giáo Hoàng vào ngày 16/10/1978. Đây là vị Giáo Hoàng lần đầu tiên sau gần 5 thế kỷ không phải là người Ý kể từ thời Giáo Hoàng Hadrian VI (1459-1523). Đức Cha Karol Wojtyla lấy tên hiệu là John Paul II, sau khi được Hồng Y đoàn bầu chọn làm giáo hoàng sau hai ngày họp trong nhà nguyện Sistine. Đức Giáo Hoàng John Paul II nổi tiếng là người đi nhiều nơi nhất trên thế giới trong lịch sử Vatican. Bên cạnh đó, Ngài cũng nhạy cảm với các vấn đề chính trị quốc tế qua thái độ phản đối mạnh mẽ lệnh cấm vận kinh tế đối với Cuba, Libya, I-Ran và I-Rắc. Đặc biệt là quan điểm phản đối chiến tranh trong cuộc chiến I-Rắc do Mỹ-Anh phát động đầu năm 2003. Năm 1981, một tay súng người Thổ Nhĩ Kỳ âm mưu sát hại Giáo hoàng John Paul II ngay tại Quảng trường St Peter ở Rome. Người đứng đầu toà thánh Vatican phải nằm viện gần 3 tháng vì vụ ám sát này. Sau đó, đích thân Ngài lại đến thăm kẻ từng nổ súng bắn mình đang bị giam giữ. Giáo Hoàng John Paul II đã giành được nhiều cảm tình trong cộng đồng các tín đồ của chúa Jesus trên khắp thế giới qua hành động độ lượng này. Tuy vậy, Giáo Hoàng John Paul II đôi khi cũng phải phải nhận những ý kiến chỉ trích, đặc biệt là về quan điểm của Ngài trong những vấn đề gây tranh cãi như ly dị, việc sử dụng phương pháp tránh thai và nạn nạo phá thai. Tại một hội nghị ở Vatican năm 2001, Giáo Hoàng công khai chống lại các đạo luật cho phép ly dị, nạo phá thai, hôn nhân đồng tính và sự chung sống của những cặp chưa kết hôn. Ngoài ra, có thể nói Đức Giáo Hoàng John Paul II là người đã thay đổi tình hình chính trị nước Ba Lan, có công lao to lớn trong việc bảo vệ hòa bình, đoàn kết các dân tộc và tôn giáo. Ngài là biểu tượng của lòng tin tạo nên sức mạnh phi thường cho nhân dân Ba Lan đã can đảm đứng lên xóa bỏ chế độ cộng sản bất công và tàn bạo trong năm 1989, gây nên phản ứng dây chuyền làm sụp đổ toàn bộ hệ thống khối cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô, góp phần quan trọng cho công cuộc tranh đấu vì tự do, dân chủ, bình đẳng và bác ái trên toàn thế giới. Lời nói nổi tiếng của Ngài trước cả triệu người trên Quảng trường Chiến Thắng trong dịp hành hương về đất mẹ Ba Lan khi còn là cộng sản, trong năm 1979, vẫn luôn luôn hiện hữu trong lòng người dân Ba Lan: “Xin chúa hãy hiển linh – Để thay đổi diện mạo của mảnh đất này!” và “Các con đừng sợ hãi !”. Chính vì thế Giáo Hoàng John Paul II được đánh giá là người Ba Lan vĩ đại nhất! Giáo Hoàng John Paul II không phải chỉ được người Ba Lan tôn kính, tôn vinh Ngài là Người Ba Lan vĩ đại nhất, mà được cả nhân dân trên toàn thế giới ngưỡng mộ về di sản cống hiến của Ngài cho nhân loại. Nhân dân Ba Lan hy vọng rằng tiến trình thủ tục phong Thánh của Vatican kết thúc nhanh chóng và Giáo Hoàng John Paul II thực sự trở thành Vị Thánh của Ba Lan và các tín hữu Công giáo nói chung. Từ sau khi chế độ cộng sản Ba-Lan sụp đổ, vào tháng 12 năm 1990, có nguồn dư luận khắp thế giới cho rằng chính Giáo Hoàng Gioan PhaoLồ II, vốn là người Ba-Lan, đã có công lật đổ bộ máy cai trị vô thần, giải phóng cho quê hương Ba Lan và đồng hương mình. Trước đó, đầu năm 1989 các nước Xô-Viết Đông Âu trong khối Liên-Xô (USSR=United Soviet Socialist Republics= Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô-Viết) đã bị giải thể và tiếp theo là đảng cộng sản Hung-Gia-Lợi đã bị sụp đổ, nhân dân Hung thoát khỏi ách cộng sản kể từ tháng 10 năm 1989. Ngoài Ba-Lan, có nguồn dư luận còn nói rằng Giáo Hoàng Gioan PhaoLồ II cũng là người đã chấm dứt luôn cả các chế độ cộng sản khác tại Đông Âu (?). Trong cuốn “Bước qua ngưỡng cửa hy vọng”, xuất bản năm 1995, Đức Giáo Hoàng John Paul II đã nói về chủ nghĩa cộng sản như sau: “Điều mà chúng ta gọi là chủ nghĩa cộng sản thì thực ra đã có lịch sử rồi. Đó là lịch sử phản kháng khi đương đầu với bất công mà tôi đã nhắc đến trong thông điệp Laborem Exercens – Sự phẫn nộ chính đáng của giới thợ thuyền tiếp theo đã biến thành một ý thức hệ. Những sự phản kháng này cũng đã trở thành một phần trong các giáo huấn của Giáo Hội… Thực tế, chính Đức Giáo Hoàng Leo XIII, theo một nghĩa nào đó, Ngài đã tiên đoán chế độ cộng sản sẽ sụp đổ, một sự sụp đổ mà nhân loại, nhất là Âu Châu, phải trả một giá rất đắt, bởi vì phương thuốc chữa trị, theo Ngài viết từ năm 1891 trong bức thông điệp này, có thể chứng tỏ còn độc hại hơn là chính con bệnh. Đức Giáo Hoàng (Leo XIII) đã nói điều này với thái độ nghiêm chỉnh và uy quyền của bậc Thầy trong Giáo Hội.” Trong một đoạn khác, Ngài đã viết: “Vì thế, thật quá đơn giản hóa khi cho rằng Thiên Chúa Quan Phòng đã trực tiếp gây ra sự sụp đổ của chế độ cộng sản. Theo một nghĩa nào đó, chủ thuyết cộng sản như là một hệ thống đã tự nó sụp đổ. Chính do hậu quả của những lầm lạc và lạm dụng vô độ của chủ nghĩa đã đưa đến sự sụp đổ của chế độ. Chủ nghĩa cộng sản chứng tỏ là “một phương thuốc còn nguy hiểm hơn chính con bệnh.” Chủ thuyết này muốn đem lại một cuộc đổi mới xã hội thật sự, nhưng đã không thành công khi nó trở thành một mối đe dọa mạnh mẽ và sự thách đố kinh hoàng cho toàn thế giới. Chủ nghĩa cộng sản sụp đổ vì những suy yếu nội tại của chính nó !” Ảnh hưởng của Đức Giáo Hoàng đối với sự giải thể của chế độ cộng sản Ba Lan đã được diễn tả khá sinh động trong cuốn “His Holiness John Paul II and The Hidden History of Our Time” (Đức Giáo Hoàng John Paul II và Lịch Sử Bí Ẩn của Thời Đại Chúng Ta) mà tác giả là Carl Bernstein và Marco Politi . Đức Giáo Hoàng đã đã đến thăm Ba Lan lần thứ hai vào ngày 16.6.1983. Sau khi quỳ xuống hôn mảnh đất quê hương, Ngài đã lên tiếng ” kêu gọi những người đang bị bắt ” ở Ba Lan: “ Cha kêu gọi những người bị đày đọa hãy đến đây với cha. Cha kêu gọi lời này thay lời Chúa Jesus: Cha đã bị ốm và các con hãy đến thăm cha. Cha bị giam cầm, các con hãy đến với cha. Bản thân cha không thể tới thăm các con chiên đang bị giam cầm, đến thăm tất cả các con chiên đang bị đày đọa. Nhưng cha kêu gọi họ hãy đến với cha trong tinh thần giúp đỡ cha, như họ vẫn luôn làm!”. Tuy là lời gọi đơn giản nhưng theo tôi rất sâu sắc, hàm chứa cả một ẩn số trong đó. Cũng như đa số người Việt, người công giáo Ba Lan muốn Đức Giáo Hoàng lên tiếng chống chế độ cộng sản Ba Lan bằng một cách nào đó để sớm đưa chế độ này đến chỗ sụp đổ. Họ muốn Ngài nói tiếng “Solidarity” biểu tượng cho phong trào Công Đoàn Đoàn Kết. Các ký giả Tây phương cũng vậy. Nhưng Ngài đã không nói theo cách họ trông đợi mà giảng về một đề tài phức tạp hơn: “Hãy phân biệt rõ cái tốt và cái xấu”. Ngài nói: “Tùy vào các con mà có thể ngăn được sự suy đồi luân lý hay không, nói lên sự đoàn kết giữa con người hay không.” Buổi tối, hàng chục ngàn người đã diễn hành… Khi đi ngang qua tòa nhà của Trung Ương Đảng Cộng Sản Ba Lan, đoàn thanh niên đã hô to: “Solidarity! Solidarity! Walesa! Dân Chủ!.” Sau khi họ tập trung lại, Đức Giáo Hoàng nói: “Con người được kêu gọi để chiến thắng chính mình. Chính các vị thánh và các chân phước sẽ chỉ lối cho chúng ta con đường chiến thắng – sự chiến thắng mà Thiên Chúa đã đạt được trong lịch sử nhân loại.” Sự chiến thắng ấy đòi hỏi “lối sống trong sự thật, nghĩa là biết yêu thương người lân cận, nghĩa là biết đoàn kết giữa con người, nghĩa là trở về với lương tâm, gọi thẳng tên sự lành và sự dữ chứ không mập mờ, nghĩa là phát triển nơi sự lành và tìm cách sửa sai sự dữ từ chính nơi ta.” Rõ ràng, tất cả tùy thuộc vào dân trí, vào sự nhận định giá trị đời sống xã hội một chế độ dựa trên căn bản tốt – xấu và sức mạnh đoàn kết của con người! Khi đến tu viện Black Madona ở Czestochova, Đức Giáo Hoàng đã nói với giới trẻ Ba Lan: “ Các con đến với Đức Mẹ mang theo trái tim thương tích bởi những sầu muộn, có khi cả những thù hận. Sự hiện diện của các con biểu lộ được một sức mạnh khiến cả thế giới phải ngỡ ngàng khi thấy người công dân Ba Lan dùng chính bản thân làm phương tiện tranh đấu, với Phúc Âm trong tay, với lời kinh trên môi. Những hình ảnh ấy vào năm 1980 đã làm cho trái tim và lương tâm thế giới vô cùng xúc động ” . Sau đó, trước sự chứng kiến của khoảng một triệu người, Đức Giáo Hoàng dâng lên Đức Mẹ tấm đai thắt lưng có một lỗ đạn do Ali Agca bắn vào Ngài tại Công Trường Thánh Phêrô. Cả một khối người chăm chú. Họ hô lên: “Xin ở lại với chúng con! Xin ở lại với chúng con!”… Có người cho rằng các chế độ cộng sản Đông Âu đã sụp đổ là do những mục nát từ bên trong. Nhưng trong thập niên 1980 hai chế độ cộng sản Việt Nam (csVN) và Cuba còn mục nát hơn các chế độ cộng sản Đông Âu. Hơn nữa lúc đó, csVN đã sống bám vào các chề độ cộng sản Đông Âu và đã trở thành một trong những nước nghèo nhất thế giới. Tại sao hai chế độ này đã không sụp đổ, vẫn còn hiện hữu cho đến ngày hôm nay?. Tờ “Inside the Vatican” (Bên Trong Vatican) số ra ngày 4.4.2005, cho biết trong một cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Joachim Meisner, Tổng Giám Mục Cologne ở Đức, người đã từng sống dưới chế độ cộng sản Đông Đức, cho biết người dân ở đó ghi ơn Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vì Ngài đã giúp làm sụp đổ chế độ cộng sản DDR (Đông Đức cũ). Riêng với Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Việt Nam, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã chủ sự, cử hành trọng thể Đại Lễ Phong Thánh Tử Đạo Việt Nam cho 117 Chân Phước Tử Đạo lên hàng Hiển Thánh, tại Quảng Trường Thánh PhêRô Vatican vào ngày 19 tháng 6 năm 1988. ” Để nhắc nhớ tinh thần tử đạo bất khuất của tiền nhân Việt Nam theo đạo Công Giáo bị bách hại, trong tâm tình hiệp thông cầu nguyện cho cho giáo dân ở Tam Tòa (giáo phận Vinh) và giáo dân ở Thái Hà (giáo phận Hà Nội) cùng khối tín hữu Công Giáo ở quốc nội đang bị nhà nước Việt Cộng bách hại.” Trong Thánh Lễ Tạ Ơn ngày 20 tháng Sáu 1988 tại Đền Thờ Thánh Phêrô, do Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đồng tế với 6 Giám Mục và 280 Linh Mục Việt Nam. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đặc biệt đã xuất hiện nơi cửa sổ, nói tiếng Việt, chào mừng hàng chục ngàn người Việt từ 27 quốc gia hành hương tham dự đại lễ Phong Thánh: – ” Việt Nam thân mến, Cha gởi lời chào chúng con từ bốn phương trời hướng về La Mã, vì Ngài hoàn toàn muốn chúng ta tử đạo, gìn giữ Giáo Hội chúng con. Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng con, và Cha cầu chúc cho chúng con sống xứng đáng đời sống Con Cháu các Vị Anh Hùng ! ” Cho tôi được mở ngoặc ở đây một chút. Như quý vị biết, ngoài đồng hương đang sinh sống tại Ý còn có rất nhiều người công giáo Việt đã về Rom tham dự Lễ Phong Thánh Tử Đạo Việt Nam nói trên như từ Mỹ, Úc Châu, Á Châu hay từ nhiều quốc gia thuộc Liên Hiệp Âu Châu: Anh, Áo, Pháp, Thụy Sĩ, Hoà Lan Bỉ, Na Uy, Ba Lan … Dĩ nhiên không thiếu phái đoàn từ Đức gồm những vị lãnh đạo tinh thần và tín hữu. Xin được nhắc đến một tín đồ Thiên Chúa Giáo (TCG) mà tôi mới quen biết từ hai năm nay, rất tình cờ qua sinh hoạt xã hội. Trong dịp Tết Tân Mão 2011 vừa qua chúng tôi được mời tham dự và đã ghé thăm anh Rị. Thường thì tín đồ TCG chủ nhật đi lễ nhà thờ nhưng tại đây chúng tôi chứng kiến một Thánh Lễ tại gia dưới sự chủ tế của cha Nguyễn Văn Khải đến từ Rom. Phải công nhận gia đình anh Rị rất sùng đạo và chúng tôi ngạc nhiên không ít là anh vận động thế nào mà đã có gần 40 người sáng chủ nhật đến tham dự Thánh Lễ được tổ chức trang nghiêm tại phòng khách nhà anh trong tinh thần thương yêu nhau như lời rao giảng rất hay và súc tích của cha Khải thuộc dòng Chúa cứu thế hôm đó. Thêm một ngạc nhiên lớn khác đối với riêng tôi khi tình cờ nhìn mấy bức hình khổ to anh treo trên tường thấy trong lần ghé thăm này, hỏi ra thì anh và gia đình cũng đã về Rom tham dự Lễ Phong Thánh Tử Đạo Việt Nam cho 117 Chân Phước Tử Đạo lên hàng Hiển Thánh. Anh thố lộ cho biết là anh và gia đình tỏ lởi tri ân và chân thành cảm tạ các đấng bậc, các vị Mục tử, những bậc thầy, cô, cha mẹ vợ con, anh em họ hàng, bạn hữu, dậy dỗ, hướng dẩn nâng đỡ cho anh từ tuổi thanh thiếu niện cho đến ngày hôm nay. Anh Vincent Nguyễn văn Rị và gia đình, một thuyền nhân trong số những người công giáo tỵ nạn Việt Nam được tàu Cap Anamur cứu vớt và về sau sang Đức định cư nhưng từ đó đến nay gia đình anh chưa về du lịch Việt Nam. Anh tâm sự, chỉ về lại cố hương khi nào đất nước thật sự có tự do và dân chủ. Một suy tư khác của tôi, không phải tất cả đều tự nhiên mà có. Cũng xin nhắc lại, cho đến nay, Anh Rị là thuyền nhân Việt duy nhất tại Đức được chính phủ Đức trao tặng Huân Chương Thập Tự Sắt Đức (Deutsches Verdienstkreuz) qua thành tích nhiều năm anh tích cực đóng góp cho công tác xã hội tại thành phố Mönchengladbach (MG) Qua những mẫu chuyện với chính khách Đức tại MG và Niederrhein, với ông bà Neudeck trong dịp Tết 2011 vừa qua tôi biết người Đức rất kính nể anh nên thầm khen tính bình dị và sự làm việc rất nhiệt tình của anh Rị. Hỏi thêm để tìm hiểu thì anh Rị cho hay là đã hai lần được diện kiến Đức Thánh Cha John Paul II, được cố Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chúc phúc và đã được Ngài ưu ái ân thưởng phẩm hàm Huân chương cao qúi cho người giáo dân, với tước hiệu Hiệp Sĩ Toà Thánh Roma. Xin chúc mừng anh dù muộn màng. Xuyên qua những tin tức trên Internet, ảnh hưởng chẳng tốt gì cho người Việt thì tôi nghĩ đây là một vinh hạnh rất lớn cho người Việt tỵ nạn của chúng ta nói chung và cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản ở Đức nói riêng. Đặc biệt theo cái nhìn hạn hẹp của tôi, Đức khen thưởng ai đã là chuyệt rất hiếm rồi. Nay mới rõ Vatican còn tuyên dương anh Rị, một trong hàng trăm ngàn con chiên Thiên Chúa Giáo, tước hàm ” Hiệp Sĩ Toà Thánh Roma ” thì tôi khách quan nghĩ nên nói ra đây để cộng đồng Công Giáo, nhất là cộng đồng CGVN Đức ít nhiều cùng hãnh diện vì thành viên của mình đã được Vatican tuyên dương! (Có dịp tôi sẽ giới thiệu thêm về Anh ” Hiệp Sĩ Toà Thánh” này), giờ chỉ xin tóm lược dựa theo tài liệu đang có: – Ông Rị được Đức Giám Mục Chính toà, Dr. Heinrich Mussinghoff, kiêm Phó Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, Thỉnh nguyện cho Ông được nhận huân công phẩm hàm : Pro Ecclesia et Pontifice ( Hiệp Sĩ Toà Thánh) – Ông và Gia đình được triều yết Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 tại Cartel-Gandolfo Roma ngày 24.07.1985 kỷ niệm 20 năm thành lập Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam taị Đức. – Kim Ngân Nguyễn, Aí nữ Ông Bà Vincent, khi được Cap Anamur cứu chỉ mới có 10 ngày tuổi đã được Được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, yêu qúi, Ngài ôm choàng lấy cháu, Ngài thương Giáo Hội Công Giáo cũng như đất nước Việt Nam. – Ông được ưu ái yết kiến cùng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 tại Đại Thính Đường Thánh Phêrô Rôma ngày 05.03.2000, ngày kỷ niệm phong chân phước Anrê Phú Yên. – Đức Ông Karlheinz Collas Tổng Đại Diện, thay mặt cho Đức Giám Mục đến chủ tế Thánh lễ và trao gắn Huân Công Phẩm Hàm Pro Ecclesia et Pontifice Hiệp Sĩ Toà Thánh cho ông Vincent Nguyễn văn Rị tại nhà thờ St. Heilig Geist Moenchengladbach ngày 12.05.2007. Tóm lại, Hiệp sĩ Toà Thánh Vincent Nguyễn văn Rị là một tông đổ giáo dân nhiệt thành hiếm có tại Đức. Từ 43 năm qua (1968–2011), kể từ khi còn ở VN đã thật sự đóng góp rất nhiều công với Giáo Hội và Giáo Hoàng ! Trở lại với đề tài chính. Đức Hồng Y Karol Josef Wojtyla, người Ba Lan đã trở thành vị Giáo Hoàng đầu tiên trong lịch sử Công Giáo La Mã, cũng là vị Giáo Hoàng trẻ nhất và xuất thân từ một quốc gia lúc đó đang bị cai trị bởi chế độ cộng sản và những ý thức hệ vô thần. 8 tháng sau khi thụ phong Ðức Giáo Hoàng, Ngài đã vội vã trở về thăm quê hương Ba Lan. Trước những lời khích lệ của Ngài, rằng người dân Ba Lan hãy tự đứng trên đôi chân của mình, chỉ một thời gian ngắn sau đó, tại cầu cảng Gdansk, Công Ðoàn Ðoàn Kết ra đời dưới sự hướng dẫn của một người Công giáo mộ đạo, ông Lech Walesa, người sau này trở thành Tổng thống Ba Lan. Cựu Tổng Thống Ba Lan nói, ông là người có đức tin, có đạo. Từ vị thế này ông Walesa đã hướng tới Đức Giáo Hoàng và coi Ngài như Thánh Phêrô hiện đại. Dưới đôi mắt của Walesa, Ngài là vị thánh Phêrô trong thời đại của chúng ta. Nhìn từ góc độ khác, Ngài đã ảnh hưởng rất lớn tới nhiều phương diện của cuộc sống. Cũng theo ông Walesa, nếu không có Ngài, thế giới chắc vẫn còn chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa cộng sản sẽ còn tiếp tục tồn tại Ba Lan và cuộc sống của người dân vẫn còn nhiều đau khổ. Ngài đã mang lại hy vọng, đã thức tỉnh người dân. Từ đó người dân đã vùng dậy lật đổ chế độ cộng sản vô thần. Ngày nay Ba Lan và Ðông Âu đã có tự do. Cùng với phong trào Công Ðoàn Ðoàn Kết tại Ba Lan, hàng loạt các phong trào dân chủ khác lần lượt ra đời ở Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi cũng như tại Cộng Hòa Dân Chủ Đức (DDR) thời đó. Chính Đức Giáo Hoàng John Paul II là người đã soi đường mở lối cho các Giáo Hội thầm lặng hoạt động, những Giáo Hội này tấn phong những Linh mục và hoạt động mạnh tại Ðông Âu mặc dù bị nhiều đàn áp của chế độ cộng sản. Đức Giáo Hoàng cũng yêu cầu các nhà thờ hãy tạo cơ hội cho các lực lượng dân chủ gặp gỡ và họp mặt. Đức Giáo Hoàng đã đưa ra tầm nhìn xa của mình trên lãnh vực chính trị. Năm 1989, khi xem cảnh tượng bức tường Berlin (người Việt mình thường gọi là bức tường ô nhục Bá Linh) sụp đổ, một Tiến sĩ thần học người Tiệp là Ðức Cha Tomas Halik đã không tin khi Đức Giáo Hoàng nói với ông rằng, chủ nghĩa cộng sản cũng sẽ sụp đổ nhanh chóng trên quê hương ông. Hơn một tháng sau lời Ngài đã trở thành sự thật với cuộc cách mạng Nhung tại Tiệp Khắc! Những cuộc cách mạng “thanh bình, hầu như không đổ máu năm 1989” cho thấy sự đòi hỏi tự do của người dân không có gì đáng ngạc nhiên cả. Điều này phải xảy ra từ những nhận thức về những phẩm cách vô giá và giá trị của con người và nó không thể đi kèm với những tội ác chà đạp lên nhân phẩm con người ! Tất cả các quốc gia theo chủ nghĩa độc tài đều đi ngược lại với giá trị nhân phẩm, nó tấn công vào giá trị cao quí giá nhất của con người, đó là cuộc sống. Những cuộc cách mạng năm 1989 được hình thành bởi công sức của những con người dũng cảm đầy nghị lực, khởi đầu từ sự nhận thức của người dân đòi hỏi có một cuộc sống nhân bản, tự do và dân chủ . Cho nên đối với người dân Ðông Âu, không phải Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan hay ông Mikhail Gorbachev (Nga Sô) đã có công đưa họ thoát khỏi chế độ cộng sản mà theo họ, chính Đức Giáo Hoàng John Paul II là vị ân nhân. Sau khi cuộc cách mạng dân chủ thành công, Đức Giáo Hoàng John Paul II đã vội vã tới thăm những quốc gia Đông Âu, không kể tới các nguyên tắc của Tòa Thánh Vatican, để ủng hộ tinh thần cho những người dân vừa mới thoát khỏi bóng đêm dưới chế độ cộng sản. Hơn hai thập niên qua, Đức Giáo Hoàng John Paul II trở thành một trong những Đức Thánh Cha năng động nhất trong lịch sử toà thánh. Và trong 26 năm tại chức, mặc dù Ðức Giáo Hoàng John Paul II đã đi nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng đối với Ngài, Ba Lan và thành phố Krakow vẫn là nơi đẹp nhất trong trái tim Ngài. Ngày 2 tháng 4 năm 2005, Đức Giáo Hoàng John Paul II đã vĩnh viễn ra đi. Ngài đã để lại 14 Enzykliken (tạm phóng dịch: chỉ dụ của Giáo Hoàng La Mã). Ngày 08. April 2005, khoảng 200 chính khách trong đó có rất nhiều nguyên thủ quốc gia từ khắp nơi trên thế giới và khoảng ba trăm ngàn tín hữu đã về Rom tiễn đưa Đức Giáo Hoàng John Paul II đến nới an nghỉ cuối cùng. Người Công giáo La Mã mất đi một vị chủ chăn. Dân chúng Ba Lan mất đi một người đồng hương tôn kính và người dân Ðông Âu mất đi người đã giải phóng tinh thần cho họ khỏi chế độ cộng sản độc tài. Hai tháng sau khi Ngài mất, Đức Giáo Hoàng Benedikt XVI đã nói với các linh mục tại Rome cho biết chính thức bắt đầu tiến trình phong thánh cho người tiền nhiệm, cố ĐGH John Paul II sớm hơn thời gian theo thông lệ phải đợi là 5 năm sau ngày qua đời. Ngày 02. April 2007, nhân ngày kỷ niệm hai năm ĐGH John Paul II qua đời, Tòa Thánh Vatcan đã thông báo kết quả giai đoạn đầu tiên về phương thức phong Chân Phước. Ngày 11. Januar 2011, ủy ban thẩm định gồm hồng y giáo chủ và giám mục (Kardinäle und Bischöfe) đã xác nhận John Paul II sẽ được phong thánh. Ngày 14. Januar 2011, Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 ấn định ngày phong Chân Phước cho cố Giáo Hoàng John Paul II là ngày 01. Tháng 5 năm 2011. Lần đầu tiên, Lễ Phong Chân Phước cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Vatican vào ngày 1 tháng 5 sẽ được thu hình Ba Chiều 3D, đánh dấu một nghi thức mới với kỹ thuật này. Việc thu hình do hãng SONY và Trung Tâm Truyền Hình Vatican thực hiện, với một hệ thống giàn di động được Trung Tâm Truyền Hình Vatican thiết lập gần đây, với sự tài trợ của Đoàn Hiệp Sĩ Kha Luân Bố. Lần thu hình này sẽ được dùng làm căn bản cho các thử nghiệm kế tiếp với mục tiêu là sẽ phát hình trực tiếp Ba Chiều từ Vatican. Hàng trăm ngàn du khách hành hương sẽ đến Quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican để chứng kiến đại lễ phong chân phước của một trong những Giáo Hoàng nổi tiếng nhất của mọi thời đại. Cư dân Ba Lan, quê hương Đức Giáo Hoàng John Paul II rất vui mừng khi nhận được tin tức về sự phong chân phước cho ĐGH Gioan PhaoLô II, trong số đó có ông Lech Walesa (năm 1983 được giải Nobel Hòa Bình), lãnh tụ phe đối lập chống lại chế độ cộng sản Ba Lan và cuối cùng đã chiến thắng, không đổ máu. Barbara Adaszewska đã nói: “Tôi rất hạnh phúc. Với người Ba Lan chúng tôi, đây là một tín hiệu cho thấy rằng chúng ta nên sống trong nhân phẩm, như Saint John Paul đã dạy chúng tôi”. Riêng Walesa nói với báo Times của Ấn Độ: ” Đức Giáo Hoàng của chúng tôi đã làm những điều tuyệt vời. Một người là một vị thánh sống sẽ chính thức trở thành một vị thánh.!”. * Lê-Ngọc Châu (M_Nam Đức, Mùa Phục Sinh 2011) * Tài liệu tham khảo: Wikipedia, Internet, Google, tường trình của Việt Hùng (Radio Free Asia), Vietcatholic, Tin từ các báo Đức (Kirchenzeitung, Rheinische Post, Süddeutsche Zeitung …..) * Hình ảnh sưu tầm từ Internet, được chụp và created lại.

5_papst-john-paul-2_b5f 4_papst-john-paul-2_b21f 3_papst-john-paul-2_b22f 2_papst-john-paul-2_b20f