Home » Văn Hoá Khoa Hoc Xã Hội » Tìm Hiểu Chân Lý Trong Phât Giáo

Tìm Hiểu Chân Lý Trong Phât Giáo

Đặng Tấn Hậu

Có ba giai đoạn tu học Phật Pháp mà hành giả phải đi qua là học hỏi giáo pháp, suy nghiệm giáo pháp và chứng nghiệm giáo pháp.

– Giai đoạn học hỏi đòi hỏi tinh thần cầu ho.c. Người tự kiêu, tự đại, nghĩ mình biết tất cả là người không thề nào học hỏi được Phật Pháp ví như ly nước đầy, không thể nào đổ thêm các tư tưởng siêu việt vào trong bộ óc đầy ấp kiến thức thế gian.

– Giai đoạn suy nghiệm đòi hỏi sự suy nghĩ, suy tư về lời dạy chân lý của giáo pháp; hành giả thấy đúng rồi mới tin. Đây là đức tin trí tuệ; khác với mê tín dị đoan hay đức tin do tập tục cổ truyền mang la.i.

– Giai đoạn chứng nghiệm giáo pháp đòi hỏi sự tinh tấn tu tập, trì giới, thiền định để nhận chân được sự thật, chân lý về giáo pháp qua kinh nghiệm trực giác ví như nhà đầu bếp đã thử món ăn do chính mình nấu; chứ không phải chỉ nấu cho người khác ăn mà chính bản thân của mình không biết món ăn có ngon hay không. Nơi đây, chứng nghiệm đồng nghĩa với giác ngộ.

Giai đoạn học hỏi là giai đoạn khó vì có người nghe tới hai chữ Phật Pháp thì sinh ra buồn ngủ; chứ đừng nói đến kiên nhẫn ngồi nghe giảng dạy về giáo pháp. Chỉ có những người có duyên với Phật Pháp từ nhiều đời, nhiều kiếp mới thích nghe pháp; do đó, Phật Pháp khó tìm là như vâ.y.

Từ giai đoạn học hỏi đến giai đoạn suy nghiệm là đoạn đường dài vì đa số có nghe giảng về Phật Pháp nhưng khi về đến nhà là quên ngay. Họ không biết suy nghiệm, suy tư về lời dạy, kiểm chứng lời dạy có đúng hay không?

Từ suy nghiệm đến chứng nghiệm hay giác ngộ là đoạn đường rất dài, đòi hỏi hành giả nhiều kiên nhẫn, trì chí tu tập, không khẩn trương và cũng không lơ là ví như sợi dây đàn không cứng và cũng không chùng (dùn) để có thể giác ngộ chân lý.

Bài viết này chỉ nằm ở giai đoạn đầu có tính cách học hỏi chân lý trong Phật giáo. Bài chia ra làm 4 phần:

– phần thứ nhất định nghĩa về chân lý;

– phần thứ hai giải thích chân lý theo nghĩa Nam Tông;

– phần thứ ba giải thích chân lý theo nghĩa Bắc Tông;

– phần thứ tư giải thích chân lý theo nghĩa Mật Tông.

ĐỊNH NGHĨA

Theo tự điển, chân lý là lẽ thật của sự vật; tuy nhiên, mỗi người hiểu sự thật khác nhau nên có câu “chân lý bên này giải núi Pyrénée khác với chân lý bên kia giải núi Pyrénée”. Đức Phật chỉ dạy “đừng tin những gì ta nói mà phải suy nghĩ kỷ rồi mới tin” ví như người thợ muốn thử vàng, phải cọ xác, phân tích các chất để biết chắc thật đây là vàng y. Cùng thế đó, người học Phật phải biết suy nghiệm, thấy đúng rồi mới tin nên đức tin trong Phật giáo là đức tin trí tuệ, là thấy chân lý đúng qua không gian và thời gian.

Sức hút trái đất là chân lý, là sự thật nhưng đó không phải là đề mục mà Phật giáo muốn đề cập đến. Theo Phật giáo, Đức Phật đã thuyết bài kinh đầu tiên cho 5 anh em Kiều Trần Như là Tứ Diệu Đế hay là 4 Chân Lý Cao Thượng; đây là chân lý mà Phật giáo quan tâm đến. Tứ Diệu Đế gồm có:

– Chân lý đầu dạy về bệnh khổ thế gian, là cái gì bất toại nguyện, không vừa lòng. Khổ có nhiều loại; thí dụ, đói là khổ, chết là khổ, gần người ghét là khổ mà xa người thương cũng khổ v.v.

– Chân lý thứ hai dạy về nguồn gốc của bệnh khổ; đó là tham ái. Vì có tham ái nên con người bị trói buộc, tái sanh luân hồi trong lục đa.o. Chúng ta tham ái cái gì? đó là chấp vào “tôi và của tôi”, mong muốn cái tôi hay của tôi tồn tại mãi mãi. Cái gì nghịch lại tôi hay của tôi là chúng ta sinh ra khó chịu, bất toại nguyện (khổ); lẽ tất nhiên, sân hận và ân oán phát sinh.

– Chân lý thứ ba là giác ngộ sự thật “không có tôi và không có của tôi”; tham ái, sân hận và si mê chấm dứt; tức là bệnh khổ thế gian chấm dứt; nơi đây, đồng nghĩa với sự an vui Niết Bàn.

– Chân lý thứ tư là phương pháp tu tập để giác ngộ chân lý “không có tôi và không có của tôi”; phương pháp tu tập này còn có tên Bát Chánh Đạo; đặc biệt là Chánh Kiến và Chánh Tư Duy tức là sự biết đúng đắn và suy tư đúng đắn về chân lý, về tôi và của tôi.

Tóm lại, chân lý trong Phật giáo là thấy hay biết sự thật về “tôi và của tôi”, gọi theo danh từ chuyên môn là Lý Vô Ngã hay Tánh Không. Mục đích tối hậu của Phật giáo là chứng nghiệm chân lý Vô Ngã. Khi hành giả giác ngộ được chân lý này, vô minh sẽ bị diệt trừ. Hành giả không còn chấp vào cái giả, cho “tôi và của tôi” là thâ.t. Hành giả sẽ đắc vào đạo quả an vui Niết Bàn, chấm dứt sanh tử luân hồi.

Sau khi Đức Phật nhập Đại Niết Bàn, các vị thánh tăng tổ chức 3 kỳ kết tập đầu tiên chỉ có tính cách trùng tụng, ôn lại lời dạy của Đức Phâ.t. Đến kỳ kết tập lần thứ tư được tổ chức tại miền nam và miền bắc nước Ấn. Lần này, lời dạy của Đức Phật mới được ghi chép trên văn tự.

Nhóm tổ chức kỳ kết tập lần thứ tư tại miền nam nước Ấn ghi chép lời dạy của Đức Phật bằng chữ viết Pali còn gọi là tiếng của xứ Ma Kiệt Đà. Các quốc gia theo kinh điển Pali còn được biết dưới danh từ Nam Tông vì giáo pháp được truyền thừa từ phương nam.

Nhóm tổ chức kỳ kết tập tại miền bắc nước Ấn ghi chép lời dạy của Đức Phật bằng chữ viết Sanskrit, đây là tiếng của những người tu theo Phạm Thiên (Brama) nên còn gọi là tiếng Phạm (hay Phạn). Các quốc gia theo kinh điển Sanskrit còn được biết dưới danh từ Bắc Tông vì giáo pháp được truyền thừa từ phương bắc.

Hai nhóm Nam Tông và Bắc Tông tu theo phương pháp từ nhân ra quả; ý muốn nói là áp dụng pháp tu từ giới tới định, rồi cuối cùng là trí tuệ. Một trong các nhánh lớn của Bắc Tông áp dụng pháp tu đặc biệt là đem quả tương lai đến hiện tại nên được phân loại riêng gọi là Mật Tông.

Vì chúng sanh có nhiều căn cơ khác nhau nên Phật giáo có nhiều tông phái giải thích về chân lý khác nhau. Bài viết này thử tìm hiểu về chân lý “tôi và của tôi” qua sự giảng dạy của Nam Tông, Bắc Tông và Mật Tông.

NAM TÔNG

Hầu hết, các tông phái của Nam Tông đều dựa trên giáo lý của Tạng Luận có tên là Vi Diệu Pháp giải thích về chân lý Vô Ngã. Vi Diệu Pháp chỉ dạy có bốn chân lý hay bốn sự thật là sắc pháp, tâm vương, tâm sở và Niết Bàn. Vì thế, Vi Diệu Pháp đề cập đến những gì bên ngoài của chúng ta (sắc pháp), những gì bên trong của chúng ta (tâm vương, tâm sở) và nơi mà chúng ta muốn đạt tới (Niết Bàn).

Nam Tông có nhiều tông phái; mỗi tông phái có đặc điểm khác nhau. Nơi đây, chúng ta chỉ tìm hiểu lời dạy của hai tông phái Phân Tích Tông và Bộ Kinh Tông. Phân Tích Tông chú trọng đến sắc pháp và Bộ Kinh Tông chú trọng đến tâm pháp.

Phân Tích Tông

Ví như y sĩ, các nhà Phân Tích Luận (Vaibhasikha) chú trọng đến phần vật chất để đi tìm sự thật về « tôi hay của tôi » trong cơ thể. Các ngài phân chia cơ thể ra làm nhiều mảnh : đầu, mình và tay chân. Các ngài tự hỏi đầu là tôi? hay thân là tôi? Các ngài lại phân tích thân ra làm các bộ phận nhỏ như tim, phổi, gan để tìm hiểu cái nào là tôi?

Sự phân chia đến tận cùng là các tế bào và các nguyên tử thật nhỏ mà nhà Phật gọi là cực vi (1), chúng ta chỉ còn tìm thấy 4 cực vi có tên là đất, nước, lửa, gió. Nếu chúng ta chẻ cực vi ra thì không còn gì hết gọi là không gian (space).

Tóm lại, chúng ta không thấy có « tôi hay của tôi » trong cơ thể của con người ví như lột củ hành, chúng ta thấy không còn bất cứ thứ gì trong củ hành. Lời dạy của Phân Tích Luận được nhiều người chấp nhận dể dàng vì dể hiểu; từ đó, hành giả tinh tấn tu tập, thực hành thiền định (samadhi) (2) và thiền quán (vipassana) (3) và chứng ngộ giáo lý Vô Ngã, không còn chấp vào cái giả gọi là tôi và của tôi.

Bộ Kinh Tông

Cũng như y khoa quan niệm con người có thể bệnh do tâm hay do thể xác, các nhà tu tập theo Bộ Kinh Luận (Santratika) quan niệm “tôi thuộc về tâm pháp” vì tâm có thể nhận biết dịch từ Phạn ngữ Pramana. Tây phương cũng có câu “Tôi suy nghĩ, vậy có Tôi” (4). Vì thế, chư tổ của Bộ Kinh Luận đi tìm hiểu “tôi và của tôi” trong phần tinh thần.

Tư tưởng của chúng ta trôi chảy liên tục; mỗi giây có ít nhất là hàng triệu tư tưởng phát sanh nên chúng ta có cảm tưởng như “tư tưởng không thay đổi”. Nhà Phật gọi thời gian của mỗi tư tưởng là sát na. Nói đến thời gian là nói đến quá khứ, hiện tại và vị lai.

Câu hỏi được đặt ra là tư tưởng quá khứ là tôi hay tư tưởng bây giờ là tôi? Tư tưởng hiện tại là tôi hay tư tưởng tương lai là tôi? Nếu tư tưởng quá khứ, hiện tại và tương lai không khác thì chúng ta không có quá khứ, hiện tại và tương lai. Nếu cả ba đều khác thì tư tưởng nào là tôi hay của tôi. Hỏi tức là trả lời vì không có tư tưởng nào là tôi hay của tôi hết.

Kết luận, theo Nam Tông Phật giáo, đứng về mặt không gian, chúng ta không tìm thấy “tôi hay của tôi”; đứng về mặt thời gian, chúng ta cũng không thấy có “tôi và của tôi”. Do đó, “tôi và của tôi” chỉ là khái niệm không có tự tánh, không có tự sinh. Giác ngộ được điều này, tham ái chấm dứt, tái sanh luân hồi cũng chấm dứt và khổ đau cũng không còn; tức là đạt vào an vui Niết Bàn.

BẮC TÔNG

Cũng như Nam Tông, Bắc Tông có rất nhiều tông phái. Bài viết này chỉ trình bày quan điểm của hai tông phái Bắc Tông là Duy Thức Tông và Trung Quán Tông.

Duy Thức Tông

Cũng như Bộ Kinh Luận, Duy Thức Tông (Chittamatra) chú trọng đến tâm pháp. Vị tổ của tông phái này là bồ tát Vô Trước (Asanga). Kinh sách cho biết sau nhiều năm thiền định, ngài Vô Trước được bồ tát Di Lặc (Maitreya) hiện ra và chỉ dạy cho ngài về Duy Thức.

Duy Thức Học chỉ dạy tất cả sự vật trong trời đất thay đổi nhanh như chớp; sự vật chỉ hiện hữu khi nào có tâm nhận biết (Pramana); do đó, có tên là Duy Thức, chỉ có tâm (Mind Only). Nếu tâm không nhận biết thì kể như sự vật không có đối với chúng ta. Thí dụ, cái nhà chỉ có khi nào hình ảnh cái nhà hiện trong tâm của chúng ta mà hình ảnh thì không thâ.t. Do đó, Duy Thức Tông chỉ dạy “tất cả các pháp đều do tâm tạo” ví như chiêm bao, bào ảnh.

Tâm hay thức có 3 đặc tính chánh: bao la, trong sáng và nhạy cảm. Gọi là bao la (openness) vì tâm có thể chứa bất cứ thứ gì trong thế gian từ núi non, biển cả đến các khái niê.m. Gọi là trong sáng (clarity) vì tâm có mầu trắng sáng chói; thí dụ, một người nằm trong căn phòng tối có thể tưởng tượng được ánh sáng mặt trời. Gọi là nhạy cảm (sensitivity) vì bất cứ đối tượng nào xuất hiện, tâm đều có khả năng nhận bắt được ví như vật vừa xuất hiện thì ảnh liền hiện lên trong kiếng.

Theo Duy Thức, chúng ta có 8 loại tâm: A lại da thức, Mạt na thức và Lục thức. A lại da thức là tạng thức hàm chứa tất cả sự quyết định dù tốt hay xấu của tâm. Mạt na thức là thức phân biệt nhị nguyên giữa ta với người. Lục thức là sự biết của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý; đây là sự nhận biết khi có sự đụng chạm giữa căn và trần.

A lại da thức ví như nước chảy liên tục không có sóng. Khi có đối tượng ví như có sóng, A lại da thức dấy lên, trở thành mạt na thức để nhận biết đối tượng qua lục thức. Chúng ta có ba trường hợp hay ba trạng thái khi có sự đụng chạm giữa căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) và trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp):

– trạng thái nhân duyên (praratantra) tức là do đối tượng bên ngoài (trần) mà thức khởi lên.

– trạng thái tưởng tượng (parikalpita), phán xét, quyết định do kinh nghiệm, thành kiến quá khứ hay tâm phân biệt nhị nguyên về đối tươ.ng.

– trạng thái thấy đúng thực tướng của sự vật (parinishpanna) mà nhà Phật thường dùng danh từ như thị; đối tượng hiện như thế nào là thấy như thế (as it is).

Thông thường, chúng ta có trường hợp thứ nhất và thứ hai tức là thấy sự vật và phán xét sự vật qua kinh nghiệm hay tư tưởng nhị nguyên nên sự quyết định thường có khuynh hướng thành kiến và sai lầm gây ra nghiê.p.

Bậc giác ngộ chỉ có trạng thái thứ nhất và thứ ba tức là thấy sự vật và phán quyết sự vật đúng thực tướng của nó, không sai lầm và không thành kiến. Tóm lại, Duy Thức Học chỉ dạy tất cả các pháp đều do tâm tạo, tất cả sự vật bên ngoài đều là ảo ảnh nên tâm không có tham ái, không bị 6 trần dẫn dắt.

Trung Quán Tông

Kinh Lăng Già cho biết 500 năm sau khi Đức Phật nhập diệt, một vị đại bồ tát tên là Long Thọ (Nagarjuna) sẽ ra đời để chỉ dạy về Tánh Không. Lời dạy này cũng không ngoài mục đích chứng minh không có tôi và không có của tôi.

Vì một số người không hiểu tường tận giáo lý Duy Thức nên sinh ra cực đoan, chỉ chú trọng đến tâm pháp mà quên đi sắc pháp tức là sự vật bên ngoài. Do đó, ngài Long Thọ chỉ dạy thế nào là thế gian pháp và thế nào là xuất thế gian pháp.

Ngài cho biết tất cả các hiện tượng mà chúng ta nghe, thấy qua sự nhận thức tương đối đều thuộc về thế gian pháp còn gọi là Tục Đế, chân lý thế gian; thí dụ, ngón trỏ dài hơn ngón cái hay ngón trỏ ngắn hơn ngón giữa, quan niệm về đaẹp xấu cũng vâ.y.

Ngài chỉ dạy tiếp Chân Đế là chân lý nằm ngoài sự tương đối, so sánh giữa các sự vật; còn được biết dưới danh từ Tánh Không trong Phật giáo. Tánh Không là thấy đúng thực tướng của vạn pháp. Thí dụ, ngón trỏ tự nó không dài cũng không ngắn; đây là điểm tương đồng ở trạng thái thứ ba trong Duy Thức Ho.c.

Theo Trung Quán Luận (Madhyamika), hành giả giác ngộ là người hiểu được không có sự khác biệt giữa Tục Đế và Chân Đế; do đó, kinh Bát Nhã có câu “sắc tức thị không, không tức thị sắc”. Từ sắc mà sinh ra không; cũng từ không mà có sắc. Để dể hiểu, chúng ta tạm giải thích như sau: Sắc là sự, là hiện tượng (phénomène); Không là lý, là định luật (loi). Cả hai đều không khác.

Thí dụ, trái táo rơi là Sự, là hiện tượng, tạm hiểu là Tục Đế; sức hút trái đất là Lý, là định luật, tạm hiểu là Chân Đế. Nếu không có trái táo rơi, chúng ta không thể hiểu định luật; nhưng nếu không có định luật, chúng ta cũng không giải thích được tại sao trái táo rơi.

Kinh Hoa Nghiệm còn có đưa ra thí dụ tại sao chúng ta quý con sư tử bằng vàng. Vàng là chất quý tượng trưng cho Lý, hình dáng đẹp của con sư tử là Sự. Chúng ta trân quý con sư tử vàng vì chất vàng và vì hình dáng đẹp của con sư tử. Người giác ngộ là người biết sống trong tinh thần hợp nhất giữa Tục Đế (con sư tử) và Chân Đế (chất vàng) còn gọi là Lý Sự Viên Dung.

Mặc dù Tục Đế và Chân Đế không khác nhưng Chân Đế vượt ra ngoài khái niệm, định luật nhân quả của thế gian. Thí dụ, có nhân là Cha (father) nên mới sinh ra quả là Con (son). Nhưng, không có Con thì làm sao có khái niệm, danh xưng là Cha. Vì thế, Tánh Không được hiểu là nằm ngoài lý nhân quả; đó là điểm tế nhị trong Trung Quán Luâ.n.

Nếu hiểu được giáo lý Trung Quán, chúng ta sẽ thấy Sa Bà thuộc về Tục Đế, Niết Bàn thuộc về Chân Đế. Nếu Chân Đế và Tục Đế không khác thì Sa Bà và Niết Bàn cũng không khác; cả hai ví như hai mặt của một đồng tiền. Do đó, kinh Bát Nhã có câu « không có gì để chứng đắc » là ý như vâ.y.

Tiệm Giáo

Đại thừa Phật giáo còn có hai phương pháp tu tập có tên là Tiệm Giáo và Đốn Giáo. Tiệm Giáo (Shatantrika) là cách tu theo thứ lớp để giác ngộ chân lý. Thí dụ, Tục Đế là gì, Chân Đế là gì, thế nào là nhân quả v.v. Hành giả thiền định các đề mục cho đến khi chứng ngộ Tánh Không hay thấy sự vật như thị.

Đốn Giáo

Đốn Giáo (Prasangika) là cách tu tập nhìn thẳng vào kết quả; thí dụ, tất cả các pháp do tâm tạo hay tất cả các pháp đều là không. Hành giả suy niệm, quán tưởng cho đến khi giác ngộ điểm này. Mặc dù Đốn Giáo được hiểu là tu tắt, tu mau nhưng dể đưa hành giả vào chổ sai lầm. Người học Phật cần thận tro.ng.

Vì Tánh Không khó hiểu nên Bồ Tát Giới chỉ dạy hành giả tu theo Bắc Tông không nên giảng dạy Tánh Không cho người kém căn cơ vì người chấp có, chúng ta còn có thể giảng về Không để giải trừ; chứ người chấp Không, thì chúng ta lấy gì để trị. Người này sẽ trở thành ngông và điên cuồng; không ai có thể chữa trị cho họ được; kể cả bác sĩ tâm thần.

Tóm lại, Duy Thức Tông chỉ dạy tất cả các pháp do tâm tạo, tâm nhận thức sự vật và thấy sự vật đúng thực tướng. Trung Quán Tông chỉ dạy Tánh Không, tất cả các pháp đều Không, thấy đúng thực tướng của vạn pháp. Như vậy, Duy Thức Tông và Trung Quán Tông cùng có điểm chung.

MẬT TÔNG

Theo Nam Tông, Đức Phật chuyển pháp luân một lần; đó là bài kinh Tứ Diệu Đế; sau đó, ngài đã khai triển kinh này và giải thích sâu cạn tùy theo căn cơ của mỗi chúng sanh. Theo Bắc Tông, Đức Phật chuyển pháp luân hai lần; lần thứ nhì, ngài giảng về kinh Bát Nhã, dạy về Tánh Không. Theo Mật Tông, Đức Phật chuyển pháp luân ba lần; lần thứ ba, ngài giảng về Phật Tánh, Chân Tâm hay Như Lai Ta.ng.

Kinh Phật có đoạn ghi lại lúc Bồ Tát giáng trần, ngài đi bảy bước, chỉ tay lên trời và tuyên bố “thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn”, trên trời, dưới đất chỉ có ngã. Nơi đây, danh từ ngã ám chỉ đến Phật Tánh.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm thứ 11, Hiện Bảo Tháp có ghi Tháp Đa Bảo hiện ra giữa không trung và phát ra lời tán thán kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Nơi đây, Đức Phật Đa Bảo cũng tượng trưng cho Phật Tánh.

Vậy Phật Tánh là gì? Phật Tánh được hiểu là « khả năng thành Phật » ví như hột ớt phải có mầm của cây ớt trong hột ớt nên hột ớt mới có thể trổ ra cây ớt. Nếu không, hột ớt có thể trổ ra cây cam hay cây xoài. Vì thế, hành giả tu theo Mật Tông thường quán tưởng cõi Sa Bà là Niết Bàn, chúng sanh là Bồ Tát vì tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh.

Giáo lý Phật Tánh hay Chân Tâm là sự tổng hợp của giáo lý Duy Thức và Trung Quán. Theo Duy Thức, Chân Tâm là Ánh Sáng Trắng; theo Trung Quán, tâm giác ngộ là Tánh Không, thấy sự vật đúng thực tướng. Theo Mật Tông, hành giả giác ngộ Chân Tâm khi nhận chân được sự hợp nhất (union) giữa Ánh Sáng Trắng (clear light) và Tánh Không (sunyata).

Vì Tánh Không có đặc tính tịnh (âm) và Ánh Sáng Trắng có thể hiện từ vi tế ra thô hay ngược lại nên có đặc tính động (dương). Vì thế, sự hợp nhất giữa Ánh Sáng Trắng và Tánh Không thường được biểu hiện với hình ảnh hai vị Phật nam và nữ ôm nhau (union).

Sự hợp nhất chỉ có thể thực hiện được khi chúng ta có kinh nghiệm, cảm nhận được Chân Tâm trong giai đoạn chuyển tiếp dịch từ Phạn ngữ là Bardo mà đa số chúng ta thường hiểu hạn hẹp là thân trung ấm. Thực ra, giai đoạn chuyển tiếp chỉ là đoạn giữa của hai tâm sinh diê.t.

Có 6 giai đoạn chuyển tiếp trong đời sống của chúng ta:

– thứ nhất là giai đoạn giữa hai tâm sanh diệt;

– thứ hai là giai đoạn lúc chết (lục thức trở về trạng thái A lại da thức);

– thứ ba là giai đoạn thân trung ấm (giai đoạn 49 ngày);

– thứ tư là giai đoạn tái sanh (A lại da thức bắt đầu thành hình mạt na và lục thức);

– thứ năm là giai đoạn lúc ngủ hay sắp thức.

– thứ sáu là giai đoạn thiền đi.nh.

Đặc biệt, Mật Tông có pháp thiền chuyển (generation) (5) và thiền thành tựu (6) để nhận biết được Chân Tâm trong 6 giai đoạn chuyển tiếp trên.

KẾT LUẬN

Mục đích chính của đạo Phật là giải thoát sanh tử luân hồi. Muốn giải thoát, hành giả phải diệt trừ tâm tham ái, chấm dứt sự chấp vào cái giả gọi là “tôi hay của tôi” hay chấm dứt sự dẫn dắt của ngoại cảnh (6 trần). Do đó, người học Phật cần hiểu biết và giác ngộ giáo lý vô ngã, không có tôi và không có của tôi. Tất nhiên, tham ái không còn, tái sanh luân hồi chấm dứt.

Vị y sĩ trị bệnh tùy theo căn bệnh nặng nhẹ của con bê.nh. Cùng thế đó, Đức Phật giảng về lý vô ngã cũng tùy theo căn tánh của mỗi chúng sanh. Người cho thân và tâm là thật, chư thánh tăng Nam Tông chỉ dạy phương pháp phân tích thân-tâm qua lăng kính không gian và thời gian để chứng minh “không có tôi và không có của tôi” trong thân-tâm.

Người chấp các pháp (phénomène) là thật nên các nhà Duy Thức của Bắc Tông đưa ra khái niệm về “nhận thức” (pramana) để chứng minh tất cả các pháp đều không thật ví như chiêm bao, bào ảnh. Người cho các pháp là giả nên các nhà Trung Quán của Bắc Tông đưa ra khái niệm về tục đế, chân đế và Tánh Không (sunyata) để giải trừ quan niệm cho các pháp thật hay không thâ.t. Đó là cách giảng dạy đặc biệt trong Phật giáo theo cách phủ đi.nh.

Nhưng nếu chúng ta chấp vào không thì con người trở nên ngông cuồng, vô phương cứu chữa vì người chấp không thì lấy gì để giải trừ? Người học Phật phải biết nghiêm trì giới luật, trì chú, niệm Phật trước khi học về Tánh Không vì người hiểu sai về Tánh Không thường sinh ra phá chấp, ngạo mạng, phạm giới; tất nhiên, mười tầng địa ngục chờ đợi người này không xa vì định luật nhân quả.

Mặc dù Nam Tông chỉ dạy đầy đủ 37 phẩm trở bồ đề của A La Hán đạo và 10 pháp ba la mật của Bồ Tát Đạo; nhưng hành giả tu theo Nam Tông thường đặt trọng tâm trên 37 phẩm trợ bồ đề (7) và hành giả tu theo Bắc Tông chú trọng đến 6 pháp ba la mật hay 10 pháp ba la mật (8).

Sự khác biệt chính yếu giữa Nam Tông và Bắc Tông là hành động vì lợi ích chúng sanh; do đó, Bắc Tông có thêm Bồ Tát Giới mà Nam Tông không có. Điều cần biết là hành động có tính cách cá nhân; chứ không nhất thiết là chủ trương của tông phái. Chứng cớ là gần đây, chúng ta thấy chư tăng Nam Tông ở Miến Điện đã can đảm dấn thân, đòi chính quyền Miến Điện chấm dứt chính sách độc tài trong nước; mặc dù chư vị biết mạng sống của mình bị đe do.a. Đó là tinh thần bi-tríđũng của Bồ Tát Đạo mà chư tăng Nam Tông Miến Điện đã áp du.ng.

Mật Tông là một chi lớn của Bắc Tông nhưng phương pháp tu tập khác so với các tông phái khác của Bắc Tông; do đó, Mật Tông được phân loại riêng. Giáo lý Mật Tông là sự tổng hợp của Duy Thức và Trung Quán, giải thích tất cả chúng sanh đều có Phật tánh; nhưng làm cách nào nhận chân được Phật Tánh.

Muốn đạt tới kết quả này, hành giả phải thực hành hai pháp thiền thiền chuyển và thiền thành tư.u. Còn đứng về giới luật, hành giả tu mật còn phải thọ thêm Giới Mật (Samaya); ngoài giới xuất gia (Cụ Túc Giới) của Nam Tông và Bồ Tát Giới của Bắc Tông.

Đặng Tấn Hậu

Ghi chú

1. Vật chất được phân tích đến phần cực nhỏ gọi là cực vi (paramanu). Theo một số nhà chú giải, hạt bụi lớn hơn cực vi đến 46,000 lần. Theo Tạng Luận, vật chất hay sắc pháp có tất cả 12 sắc pháp thô và 16 sắc pháp vi tế; thí dụ, đất, nước, gió, lửa là 4 sắc pháp thô trọng yếu nên gọi là tứ đại và không gian là sắc pháp vi tế.

2. Thiền Định dịch từ Phạn ngữ Samadhi tức là chú ý vào một điểm hay vào một đối tươ.ng. Thiền định còn có tên là thiền an tĩnh dịch từ Phạn ngữ Samatha vì hành giả thực hành thiền định sẽ phát sanh tâm an la.c. Hành giả thực hành thiền định có thể đắc các tầng thiền và có một số thần thông; đây chỉ là kết quả tự nhiên do thiền định sinh ra ví như người siêng năng tập thể dục thì cơ thể cường tráng. Điều cần biết thiền định chỉ đưa hành giả tới cõi trời dục giới, sắc giới hay vô sắc giới chứ không thoát vòng sanh tử.

3. Thiền Quán dịch từ Phạn ngữ Vipassana tức là trí tuệ qua sự nhận thức trực giác các tiến trình sinh diệt của thân-tâm; từ đó, hành giả giác ngộ được chân lý không có tôi và không có của tôi; hậu quả tất yếu là hành giả chấm dứt tham ái và đắc đạo quả an vui Niết Bàn. Khác với thiền định, hành giả thực hành thiền quán thường sinh ra tâm nhàm chán trước khi phát sinh tâm cực lạc trong cảnh giới Niết Bàn; đó là sự khác biệt trong khi thực hành thiền định và thiền quán. Thiền sinh cần biết điểm quan trọng này trong khi thực tập thiền đi.nh.

4. Dựa trên triết lý “Tôi suy nghĩ, vậy có Tôi”, các triết gia tây phương nhận lầm tư tưởng là linh hồn thường còn, bất biến vì tư tưởng thay đổi rất nhanh. Phật giáo giải thích tư tưởng thay đổi từng sát na nên không có cái gì gọi là thường còn bất biến; vì vậy, triết lý Phật giáo không có danh từ linh hồn.

5. Thiền chuyển là quán chuyển thân-tâm là Phật, quán tưởng đến Tánh Không và Lòng Từ Bi của chư Phật qua các nghi thức (sadhana) đặc biệt của Mật Tông. Muốn thực hành các nghi thức này, hành giả phải được các vị đại sư làm lễ truyền pháp (Initiation).

6. Thiền thành tựu là thiền về sự luân lưu gió, thần thức và kinh mạch trong cơ thể nhằm mục đích nhận chân được Phật Tánh qua sự hợp nhất giữa Ánh Sáng Trắng và Tánh Không.

7. Ba mươi bảy phẩm trợ bồ đề là tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, bát chánh đa.o.

8. Mười pháp ba la mật của Nam Tông gồm có: bố thí (dana), trì giới (sila), xuất gia (nekkhamma), trí tuệ (panna), tinh tấn (viriya), nhẫn nhục (khanti), chân thật (sacca), quyết định (adhitthana), tâm từ (metta) và tâm xả (upekkha). Mười pháp ba la mật của Bắc Tông gồm có: bố thí (dana), trì giới (sila), tinh tấn (virya), nhẫn nhục (khanti), thiền định (dhyana), trí tuệ (prajna), phương tiện (upaya), nguyện (pranidhana), lực (bala) và trí (jnana). Có 5 pháp ba la mật của Nam Tông và Bắc Tông giống nhau (chữ nghiêng) và năm pháp khác nhau (chữ đậm).