Home » Tin Tức » Việt Nam » TGM Giuse Ngô Quang Kiệt lên tiếng về bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992

TGM Giuse Ngô Quang Kiệt lên tiếng về bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992

www.nuvuongcongly.net/tin-tuc/dckiet-ktkn/

TGM Giuse Ngô Quang Kiệt lên tiếng về bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992

30/01/13 12:52 AM

TGM Giuse Ngô Quang Kiệt lên tiếng về bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992

Trước hiện tình thê thảm của đất nước đang lún sâu vào cuộc khủng hoảng mọi mặt từ mô hình phát triển xã hội đến từng bước phát triển, từ lãnh đạo đến đường lối, từ kinh tế đến chính trị, từ ổn định xã hội đến an ninh quốc phòng, đời sống người dân đang bị bần cùng hóa, đất nước ngày càng xác xơ và họa xâm lăng đã thành hiện thực buộc mọi tầng lớp nhân dân phải đối mặt với thực tại.

Mớ lý thuyết Mác – Lênin đã càng ngày càng chứng tỏ sự tác hại ghê gớm của nó ở tất cả các vùng đất, các xã hội và đất nước nó có mặt. Ở Việt Nam, Chủ nghĩa Cộng sản đã phát huy đến mức tối đa sự phản động và phá hoại của nó trên mọi bình diện. Các nhân sĩ, trí thức hàng đầu có tâm huyết với xã hội Việt Nam, với đất nước đã có bản Kiến nghị 7 điểm sửa đổi Hiến pháp 1992 theo lời kêu gọi của Quốc hội và nhà nước Việt Nam. Bản Kiến nghị đúc kết tâm huyết và trí tuệ của các trí thức đã được hưởng ứng sâu rộng từ nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam, trong và ngoài nước không phân biệt thành phần, tôn giáo, quan điểm xã hội đã phản ánh sâu sắc nguyện vọng, ý chí của nhân dân trong việc muốn có những thay đổi đáp ứng nhu cầu của nhân dân, của đất nước hiện nay.

Trong những ngày qua, sự hưởng ứng của Giáo hội Công giáo đối với bản Kiến nghị này đã diễn ra sâu sắc, rộng rãi. Hàng loạt các linh mục, giáo dân đã ký tên hưởng ứng mạnh mẽ với bản Kiến nghị 7 điểm này. Đặc biệt, lần đầu tiên có sự tham gia đồng loạt của các Giám mục Việt Nam.

Cho đến hôm nay, 30/1/2013, hàng Giám mục Việt Nam đã có Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch Ủy ban Công lý – Hòa bình HĐGMVN Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp. Ngày 29/1/2013, Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã ký vào bản Kiến nghị.

Trước đó, các trí thức của đất nước cũng đã có Lời kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến pháp, Lời kêu gọi này đã được sự quan tâm và hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân. Con số tham gia ký tên đã lên đến hàng ngàn người.

Trong ngày 29/1/2013, TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã đồng thời ký vào bản Lời kêu thực thi nhân quyền tại Việt Nam theo Hiến pháp và Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992.

Kể từ ngày nghỉ hưu tại Đan viện Châu Sơn, Ninh Bình, đây là lần đầu tiên TGM Giuse Ngô Quang Kiệt lên tiếng trước cộng đồng xã hội Việt Nam về những vấn đề hệ trọng của đất nước.

http://www.nuvuongcongly.net/images/sukienNQK/DTGM_NqKiet.jpg

TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

http://www.nuvuongcongly.net/wp-content/uploads/2013/01/ChaKietky.jpg

TGM Giuse Ngô Quang Kiệt ký tên vào bản Kiến nghị

http://www.nuvuongcongly.net/wp-content/uploads/2013/01/tgmKietkytenkiennghi.jpg

Bản lên tiếng và ký tên của TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Nữ Vương Công Lý

Khi người trí thức nhập cuộc

Thứ Tư ngày 30.01.2013

Trong thời gian dài dưới chế độ CS, người trí thức đã không có cơ hội phát huy tài năng để đóng góp vào việc xây dựng đất nước, nhất là những năm gần đây phong trào đàn áp những tiếng nói khác quan điểm mỗi lúc mỗi lúc mỗi khốc liệt hơn. Bỗng từ mấy tuần qua một tia hy vọng vừa ló dạng, khi có hàng trăm nhà trí thức đã lên tiếng bằng cách này cách khác. Phải chăng đây là dấu chỉ của thành phần trí thức đã nhập cuộc? Phải chăng vận nước sắp chuyển mình, cơ trời sắp đổi thay? Mời quí thính giả nghe Quan Điểm của LLDTCGTQ về niềm hy vọng mới này, qua giọng đọc của Hải Nguyên để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.

Khi phong trào sộng sản bành trướng, thì xã hội cũng đổi thay, mà tốt thì ít, xấu thì nhiều. Năm 1956 Mao Trạch Đông phát động phong trào “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”, để kêu gọi trí thức đóng góp sáng kiến vào việc cải tiến xã hội. Khi các trí thức nêu lên những sai trái, những bất công của đảng CS cần phải sửa đổi. Những đóng góp ấy phản ảnh đúng nguyện vọng của đa số quần chúng lúc ấy. Mao Trạch Đông nhận ra đó là một nguy cơ, nếu không kịp thời chận lại, nó sẽ là trận cuồng phong quật ngã đảng cộng sản, nên Mao đã phát động chiến dịch “trí thức không bằng cục phân” để ngăn chận tầm ảnh hường của trí thức; tiếp theo là những đợt thanh trừng tiêu diệt trí thức xảy ra, đã giết chết hàng chục triệu người. Người nối tiếp là Đăng Tiểu Bình cũng thi hành những chính sách đàn áp trí thức, tiêu biểu là vụ Thiên An Môn năm 1989 đã giết hàng chục ngàn sinh viên.

Vì CSVN luôn đi theo bước chân của đàn anh Trung Cộng, nên Hồ Chí Minh đã gửi người qua học hỏi phương thức đàn áp trí thức, đem về áp dụng tại Việt Nam, từ đó những vụ đàn áp trí thức liên tục diễn ra, từ nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, đến những người khác bị khép vào tội chống phá đảng, chống phá cách mạng, phá hoại, làm gián điệp…..khiến hàng ngàn người vào tù, bị thanh trừng, bị cô lập như trường hợp GS Nguyễn Mạnh Tường, và hàng trăm người khác.

Khi thôn tính được Miền Nam năm 1975, thì thành phần trí thức Miền Nam, nhiều người chưa có kinh nghiệm về CS, số khác tin rằng với thành tâm thiện chí và khả năng chuyên môn cao, họ sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới để xây dựng đất nước. Nhưng rồi phần đông đã vỡ mộng, vì chính sách phân biệt đối xử, vắt chanh bỏ vỏ, nên nhiều người đã phải tìm đường vượt biên, bị chết thảm trên biển, phải vào tù mà không hề có bản án. Cái bi kịch ấy đã làm thui chột hàng ngũ trí thức, khiến cho đất nước rơi vào tình trạng chậm tiến, tụt hậu, lạc lõng giữa một thế giới tiến bộ như ta thấy hôm nay.

Đối với người Việt Nam nói riêng, và cả thế giới nói chung, thì thành phần trí thức vẫn có một chỗ đứng trang trọng trong xã hội. Dĩ nhiên trí thức nói đến ở đây không phải là những người có có bằng cấp cao, nhất là thứ bằng cấp do trường đảng thì chẳng có gì đáng phải nói. Mà trí thức là những người có thực tài, có nhân cách, khiến những người chung quanh kính trọng, nể phục; còn những người có chí lớn, có kế hoạch biết “chiêu hiền đãi sĩ”, tìm kiếm để mời ra giúp nước.

Chẳng ai trong chúng ta lại không biết câu chuyện “tam cố thảo lư” kể về giai thoại Lưu Bị đi cầu Khổng Minh ra làm quân sư trong truyện Tam Quốc Chí.

Trong lịch sử nước nhà có truyện Nguyễn Hoàng vấn kế Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, làm thế nào để thoát khỏi nanh vuốt của anh rể là Trịnh Kiểm. Trạng trình đã cho Nguyễn Hoàng 8 chữ làm bùa hộ mạng “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Thế là Nguyễn Hoàng bị đầy vào tử địa lúc ấy là đất Thuận Hóa xa xôi. Nhưng đó lại là đắc địa trong con mắt của Nguyễn Bỉnh Khiêm, từ đó Nguyễn Hoàng đã dựng lên nghiệp lớn.

Ngày nay trong số gần 90 triệu con dân Việt, chắc chắn không thiếu những Khổng Minh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chu văn An, Lê Quí Đôn, Trần Hưng Đạo…… như Nguyễn Trãi đã viết trong kiệt tác anh hùng ca Bình Ngô Đại Cáo rằng:

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên hùng cứ một phương

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau

Song hào kiệt thời nào cũng có.

Đúng vậy anh hùng hào kiệt thời nào cũng có, chỉ ngặt một điều đối với Cộng Sản thì “hồng vẫn hơn chuyên”, có tài, có đức mà không chịu luồn cúi, uốn mình theo đảng thì cũng “không bằng cục phân” như Mao và đồ đệ đã hạ nhục.

Ngày hôm nay đất nước ta đang trong cơn nguy khốn, kẻ có quyền thế thì cấu kết thành bè đảng để vơ vét tài sản quốc gia, trở thành một tầng lớp tư bản mới, đẩy hàng triệu người dân vào cảnh khốn cùng, lang thang đói rét. Còn giang sơn của tổ tiên để lại, thì họ đem bán cho ngoại bang để đổi lấy sự độc quyền thống trị lâu dài.

Đây là thời điểm mà dân tộc ta cần đến những bộ óc thông minh sáng tạo, kiên cường bất khuất, đứng lên nối chí những anh hùng vì dân vì nước. Các nhà trí thức, các bậc sĩ phu hãy mạnh dạn đứng lên dành lại chủ quyền cho dân tộc từ tay những kẻ ngạo mạn tự xưng là “đỉnh cao trí tuệ” nhưng lạc hậu, và mù lòa, đang đẩy dân ta vào tử lộ. Được vậy thật là đại phúc cho dân ta.

Nguyễn Công Trứ đã mở đầu bài kẻ sĩ rằng: Tước hữu ngũ sĩ phu kì liệt. Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên. (nghĩa là trong năm tước vị của triều đình thì kẻ sĩ quan trọng nhất, và trong bốn giai cấp của dân gian thì kẻ sĩ cũng đứng đầu). Nếu trong dân gian đã xem kẻ sĩ đứng đầu trong xã hội, thì các nhà trí thức, các bậc sĩ phu không nên để cho dân chúng chờ đợi và thất vọng hơn nữa. Mong ngày ấy sẽ không còn xa.

Cám ơn quí thính giả đã nghe bài quan điểm của chúng tôi.

LLDTCNTQ