Home » Tin Tức » Việt Nam » NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI CHÂU ÂU VỀ VIỆT NAM

NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI CHÂU ÂU VỀ VIỆT NAM

ĐẶC BIỆT VỀ VẤN ĐỀ TỰ DO NGÔN LUẬN

(Tổng hợp 5 văn bản Nghị quyết của các Đảng Bình dân Châu Âu (EPP), Liên minh Tiến bộ Xã hội và Dân chủ tại Quốc hội Châu Âu (S&D), Đảng Dân chủ Tự do Châu Âu (EFD), Đảng Xanh (ALE), và Đảng Bảo thủ và Cải cách Châu Âu (ECR)

Quốc hội Châu Âu,

– y cứ vào Hiệp ước Đối tác và Hợp tác giữa Liên Âu và Việt Nam ký kết ngày 27.6.2012 và cuộc Đối thoại Nhân quyền Liên Âu – Việt Nam hai lần mỗi năm giữa Liên Âu và chính phủ Việt Nam,

– y cứ vào Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam tham gia ký kết năm 1982,

– y cứ vào cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện mà Việt Nam tường trình trước Hội đồng Nhân quyền LHQ tháng Tư năm 2009,

– y cứ vào Phúc trình của Báo cáo viên LHQ Đặc nhiệm Thăng tiến và Bảo vệ quyền tự do ý kiến và ngôn luận tại khóa họp lần thứ 14 của Hội đồng Nhân quyền LHQ tháng Tư năm 2010,

– y cứ vào lời tuyên bố của Phát ngôn nhân Đại diện tối cao Liên Âu bà Catherine Ashton trước các án lệnh đối các bloggers tại Việt Nam hôm 24.9.2012,

– y cứ vào Nghị quyết ngày 15.11.2012 về “Chiến lược cho Tự do kỹ thuật Số trong chính sách đối ngoại của Liên Âu,

– y cứ và các Nghị quyết trước đây đối với Việt Nam,

– y cứ vào điều 122 trong những Quy tắc và Thủ tục của Liên Âu,

A. xét rằng, ngày 24.9.2012 ba nhà báo nổi danh : Nguyễn Văn Hải / Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải bị kết án tù; xét rằng sau khi kháng án các án lệnh này được xác nhận theo thứ tự 12, 10 và 3 năm tù giam, và nhiều năm quản chế sau đó vì tội đưa lên mạng các bài viết trên các trang nhà của Câu lạc bộ các Nhà báo tự do;

B. xét rằng, theo phúc trình của các tổ chức nhân quyền quốc tế, 32 bloggers ly khai đã bị kết án tù khắc nghiệt hoặc đang chờ xét xử tại Việt Nam, 14 nhà hoạt động dân chủ lãnh án tù tổng cộng 100 năm vì sử dụng quyền tự do ngôn luận, những án từ 10 năm tù giam lên tới chung thân, một ký giả một tờ báo nhà nước bị sa thải vì đưa lên blog lời phê bình Tổng bí thư Đảng Cộng sản; xét rằng các công dân mạng ly khai thường trực bị công an sách nhiễu, tấn công, kể cả Lê Công Cầu và Huỳnh Ngọc Tuấn;

C. xét rằng, một số tù nhân vì lương thức bị kết án chiếu theo sự mơ hồ về “an ninh quốc gia”, là những điều luật chẳng phân biệt giữa những hành động bạo động với sự biểu tỏ ôn hòa của những ý kiến bất đồng hay tín ngưỡng khác biệt, chẳng hạn như “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN” (Điều 88 của Bộ luật Hình sự), “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 79), “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền lợi Nhà nước” (Điều 258); xét rằng Pháp lệnh 44 cho phép giam cầm không thông qua tòa án càng ngày càng được sử dụng để bắt giam các nhà bất đồng chính kiến;

D. xét rằng, các bloggers và các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền càng ngày càng phải vận dụng Internet để nói lên chính kiến họ, phơi bày nạn tham nhũng, và kêu gọi sự quan tâm tới việc chiếm đất thô bạo và sự lạm quyền của các giới chức chính quyền;

E. xét rằng, nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp có hệ thống tự do ngôn luận, biểu tình ôn hòa, và khủng bố những ai chất vấn chính sách của nhà nước, phơi bày trường hợp các viên chức lạm dụng quyền hành;

F. xét rằng, Việt Nam đang chuẩn bị “Nghị định về Quản lý, Cung cấp, Sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng”, là nghị định mới về quản lý Internet nhằm pháp lý hóa cho chính quyền truy cập nội dung, kiểm duyệt và trừng phạt qua định nghĩa mơ hồ “hành vi bị cấm” bó buộc các công ty cung cấp dịch vụ Internet , kể cả các công ty ngoại quốc, phải hợp tác với chính quyền để dò la, theo dõi công dân mạng bất đồng chính kiến; xét rằng tự do về kỹ thuật số ngày càng bị hăm dọa;

G. xét rằng, năm 2009, trong cuộc phúc trình nhân quyền của Việt Nam tại cuộc Kiểm điềm Thường kỳ Toàn diện trước Hội đồng Nhân quyền LHQ, Việt Nam đã chấp nhận một số khuyến nghị về tự do ngôn luận, kể cả điều “bảo đảm hoàn toàn cho quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi tin tức, ý kiến, phù hợp với điều 19 của Công ước Quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị”; xét rằng, Việt Nam chưa thực hiện những khuyến nghị trên đây;

H. xét rằng việc cưỡng chiếm đất của giới chức chính quyền, sử dụng bạo lực quá khích để đáp trả những phản đối về lệnh đuổi này, bắt bớ tùy tiện các nhà hoạt động hay xử án nặng cho các người chống đối, trong khi quyền đất đai và quyển sử dụng đất đai không minh bạch;

I. xét rằng quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng bị đàn áp, và Giáo hội Thiên chúa giáocùng những tôn giáo không được thừa nhận, như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Tin lành và các giáo hội khác hiện đang bị khủng bố trầm trọng;

J. xét rằng Việt Nam bắt đầu tham khảo ý kiến công dân cho việc soạn thảo bản Hiến pháp mới, thế nhưng những ai trình bày quan điểm đều phải đối diện với hình phạt hay áp lực;

K. xét rằng Việt Nam đang nhắm chiếc ghế tại Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014 -2016;

Quốc hội Châu Âu

1. Biểu tỏ mối quan tâm trước sự kết án và án tù khắc nghiệt cho những nhà báo và bloggers tại Việt Nam; tố cáo sự tiếp diễn những vi phạm nhân quyền, kể cả việc hăm dọa chính trị, sách nhiễu, tấn công, bắt bớ tùy tiện, kết án tù khắc nghiệt và các phiên tòa xử bất minh đối với những nhà hoạt động chính trị, nhà báo, bloggers, nhà bất đồng chính kiến, và nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền, cả hai giới ngoài luồng hay trực tuyến, vi phạm rõ ràng nghĩa vụ quốc tế đối với nhân quyền của Việt Nam;

2. Yêu cầu nhà cầm quyển tức khắc và vô điều kiện trả tự do cho tất cả các bloggers, ký giả trực tuyến và các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền; kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt mọi hình thức trấn áp chống lại những ai sử dụng quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tín ngưỡng và tự do hội họp phù hợp với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế;

3. Kêu gọi chính quyền Việt Nam sửa đổi hay hủy bỏ các luật pháp hạn chế quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí nhằm chuẩn bị cho một diễn đàn đối thoại và thảo luận dân chủ; đồng thời kêu gọi chính quyền Việt Nam sửa đổi bản dự thảo “Nghị định về Quản lý, Cung cấp, Sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng” để bảo đảm Nghị định này bảo vệ quyền tự do ngôn luận trực tuyến;

4. Yêu cầu chính quyền Việt Nam chấm dứt việc cưỡng bức trục xuất [nông dân ra khỏi mảnh đất của họ], để bảo đảm quyền tự do ngôn luận của những ai tố cáo nạn lạm quyền trong vấn đề đất đai, bảo đảm cho những ai bị trục xuất hưởng các quyền khắc phục pháp lý và được bồi thường theo tiêu chuẩn quốc tế và nghĩa vụ chiếu theo luật nhân quyền quốc tế;

5. Kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt việc đàn áp tôn giáo và hủy bỏ các cản trở pháp lý đối với những tổ chức tôn giáo độc lập để họ được tự do sinh hoạt tôn giáo ôn hòa, phù hợp với nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam, bằng sự công nhận quyền pháp lý cho tất cả các cộng đồng tôn giáo, cho phép tự do sinh hoạt tôn giáo và hoàn trả tất cả tài sản bị nhà nước cưỡng chiếm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Thiên chúa giáo và các cộng đồng tôn giáo khác;

6. Biểu tỏ mối quan tâm trầm trọng về các điều kiện giam giữ các tù nhân vì lương thức với sự phân biệt đối xử và thiếu chăm sóc y tế; thỉnh cầu nhà cầm quyền Việt Nam bảo đảm sự toàn vẹn thân thể và tinh thần, bảo đảm việc tiếp cận cố vấn pháp lý và cho phép điều trị y tế cần thiết cho tù nhân;

7. Kêu gọi thêm lần nữa rằng, việc Đối thoại nhân quyền Liên Âu – Việt Nam phải đưa tới tiến bộ cụ thể trên lĩnh vực nhân quyền và tiến trình dân chủ hóa; kêu gọi Liên Âu phải luôn luôn nói lên mối quan tâm về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam ở cấp cao nhất cũng như gia tăng áp lực nhà cầm quyền Việt Nam để bãi bỏ việc kiểm soát hay cấm đoán Internet và các blog, cũng như bãi bỏ việc cấm đoán giới truyền thông tư nhân; cho phép các nhóm hay cá nhân thăng tiến nhân quyền, biểu tỏ ý kiến hay bất đồng chính kiến của họ môt cách công khai, từng bước bãi bỏ án tử hình, bãi bỏ hay sửa đổi các điều luật “an ninh quốc gia” được sử dụng để trừng phạt những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa và trả tự do cho các tù nhân vì lương thức;

8. Nhắc lại với hai đối tác rằng Điều 1 của Hiệp ước Đối tác và Hợp tác giữa Liên Âu và Việt Nam ghi rằng : “Tôn trọng nhân quyền và các nguyên tắc dân chủ trên nền tảng của cuộc hợp tác giữa các đối tác và cho những điều khoản của Hiệp ước, đây là điều lập thành yếu tố chính yếu của Hiệp ước”; yêu cầu Đại diện Tối cao quyết định xem các chính sách nhân quyền của Việt Nam có tương hợp theo những quy định trong Hiệp ước Đối tác và Hợp tác giữa Liên Âu và Việt Nam hay không;

9. Khuyến khích Việt Nam tham gia ký kết Hiệp ước Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) cũng như Công ước LHQ chống Tra tấn (CAT); đồng lúc kêu gọi chính quyền Việt Nam hình thành Ủy hội độc lập về Nhân quyền quốc gia;

10. Thỉnh cầu Ủy hội Nhân quyền Liên chính phủ của ASEAN xem xét tình trạng nhân quyền tại Việt Nam với sự quan tâm đặc biệt về tự do ngôn luận hầu đưa ra các khuyến nghị;

11. Hoan nghênh sự kiện Chính phủ Việt Nam kêu gọi công chúng góp ý vào bản Hiến pháp năm 1992 mà thời hạn được gia tăng cho đến tháng 9.2013, tuy nhiên lấy làm tiếc rằng sự tham khảo ý kiến quần chúng đã đưa tới những trừng phạt và áp lực đối với những ai biểu tỏ ý kiến họ một cách chính đáng ; hy vọng rằng bản Hiến pháp mới quan tâm tới các quyền dân sự và chính trị, và ưu tiên cho quyền tự do tôn giáo; trong niềm kính trọng, chào đón cuộc đối thoại với những tổ chức nhân quyền; biểu tỏ niềm hy vọng rằng đây là điều dẫn tới những cải cách quan trọng trên lĩnh vực lao động, giáo dục và nhân quyền trong tương lai xa; đề nghị nhà cầm quyền mời Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do ngôn luận đến thăm Việt Nam, và sau đó Việt Nam thực hiện những khuyến thỉnh của Báo cáo viên LHQ;

12. Chỉ thị cho Chủ tịch Liên Âu chuyển Nghị Quyết nầy đến Phó chủ tịch Ủy hội / Đại diện Tối cao của Liên Âu để trao cho Ủy ban đặc trách Chính sách Đối ngoại và An ninh Liên Âu, Hội đồng Châu Âu, Ủy hội Châu Âu, các Chính phủ và thành viên quốc gia, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam, các Chính phủ thành viên quốc gia ASEAN, Cao ủy Nhân quyền LHQ và Tổng Thư ký LHQ.

(Bản dịch Việt văn của Quê Mẹ)

Công dân Đức gốc Việt quyên góp cho dự án Mũ Sắt Xanh ở Mauritania

Lời người dịch: Trong thời gian qua, từ năm 1990 thì người bản xứ có cái nhìn thiếu thiện cảm xuyên qua nhiều bài báo, hình ảnh trên Tivi không mấy tốt đối với người Việt nói chung, nếu so với sự đánh giá rất tốt vào thời điểm sinh viên Việt Nam Cộng Hoà du học trước 1975, cũng như khi nước Đức mới thâu nhận Thuyền Nhân Tỵ Nạn. Ông bà Neudeck và Nguyễn văn Rị (giữa). Tiến sĩ Neudeck vài lần đã viết ngợi khen người Việt tỵ nạn đến Đức định cư vào cuối thập niên 70 và thập niên 80. Hôm nay, được biết TS Neudeck vừa phổ biến bài viết ngắn trên Trang Mạng Gruenhelme. Đọc qua và nhận thấy bài viết tuy ngắn gọn nhưng lại là điều đáng hãnh diện đối với CĐNVTNCS ở Đức, qua cây bút từng làm nghề ký giả nên tôi phóng dịch bài của TS Neudeck, mục đích giới thiệu đến Quý đồng hương trong và ngoài nước Đức biết đến việc làm xã hội thiện nguyện của anh Rị, vốn là một thuyền nhân tỵ nạn cộng sản. Vì nếu chuyển ngữ đúng y như câu văn người Đức viết thì “hơi khó nghe” nên có vài chữ tôi “đã phải dịch thoáng một tí”. Mong Quý vị thức giả hoan hỷ (LNC). Kể từ khi họ đã được Cộng hòa Liên bang Đức “thâu nhận” như là một công dân mới, người Đức gốc Việt là những thành viên tốt nhất của xã hội này!. Chúng ta (ghi chú thêm: ý nói người Đức) đang được làm giàu qua sự sống còn và an cư lạc nghiệp của họ vào xã hội Đức. Từ 30 năm qua, người Đức gốc Việt đã luôn “xuất sắc” bằng các việc làm, cho thấy rằng họ chính là những người không quên những người – bây giờ – sau họ, đang trong cảnh túng thiếu!. Vì vậy, họ (người Đức gốc Việt) đã quyên góp trong những năm vào thập niên 90 cho một bệnh viện ở Grosny. Vào năm 1999, trong một Lễ hội Việt Nam lớn tại Troisdorf họ đã tặng tiền cho những người Kosovo hồi hương. Và sự sẵn sàng này đã không dừng lại cho đến ngày nay. Vì vậy, chúng tôi đã có mặt tại nhà ông bà Neudeck – đồng thời cũng là “trụ sở chính” của Gruenhelme e.V. – (người dịch mạn phép bỏ địa chỉ !), Troisdorf, một cuộc thăm viếng tốt đẹp mà thời điểm hẹn được chọn lựa trước. Ngày 10 tháng Hai, Lễ Mừng Năm Mới của người Việt Nam được tổ chức. Một người quen cũ là ông Nguyễn Văn Ri đến thăm chúng tôi với đứa con gái của ông. Để chúc mừng chúng tôi (tức ông bà Neudeck) một năm mới hạnh phúc, năm mới của Đức và cũng là năm mới của Việt Nam. Và ông Rị đã trao cho chúng tôi “một ngân phiếu ảo” của tổ chức từ thiện nhỏ có đăng bộ của mình tại Thành phố Moenchengladbach – “Người Việt Vincent Paul e. V.” với số tiền là 1590 Euro (ghi chú thêm tương đương 2142 Mỹ Kim/Rates 13.02.2013). Họ (để tránh ngộ nhận, xin ghi chú thêm: người Đức gốc Việt tỵ nạn, ông Nguyễn văn Rị là một Thuyền Nhân Tỵ Nạn đã được con tàu nhân đạo Cap Anamur của Ts Neudeck cứu vớt trên biển Đông !) muốn tặng tiền giúp “học sinh trẻ em (schoolkids) gặp cảnh nghèo túng ở châu Phi”. Chúng tôi đã rất vui mừng về sự nhận thức của sự “đồng cảm” ngày càng tăng của người Đức gốc Việt Nam. Theo ý nguyện chúng tôi sẽ chi số tiền này ở Mauritania.

• © Lê-Ngọc Châu (Munich, 13-02-2013) . Phóng dịch bài viết của Rupert Neudeck, 12-02-2013 / Url: http://www.gruenhelme.de/1546.php
CDNVQGTP
– HànhTrìnhTìmTựDo Schiff Der Hoffnung – Con Tàu Hy Vọng

Bernd Kastner & Lý Thanh Trực , C/N 2013/01/10Mời Nghe Con Tàu Hy Vọng
taucapanamurKỷ niệm 30 năm chuyến vớt người vượt biển đầu tiên của tầu Cap Anamur : ông Rupert Neudeck đến thăm 1 gia đình thuyền nhân năm xưa Nụ cười rạng rỡ mang niềm hạnh phúc đã có được từ gần 3 thập niên của gia đình ông Nguyễn Văn Rị , đánh dấu sự hồi sinh từ cõi tuyệt vọng của biển cả mênh mông : khởi đầu cho 1 cuộc sống thứ hai . Trong căn nhà tại Mönchengladbach , phòng khách với chiếc bàn dài đủ chỗ cho gia đình với 8 người con , ông Rị lật từng trang Album gia đình . Tấm hình chụp từ trên cao chiếc ghe nhỏ bé giữa lòng đại dương , thuyền nhân nằm la liệt trên sàn ghe . Cách đây đúng 30 năm , ngày 09/08/1979 , con tàu lịch sử Cap Anamur rời cảng lần đầu tiên cho công tác nhân đạo : vớt người vuợt biển . Từ năm 1979 đến 1986 tầu Cap Anamur đã vớt được tổng cộng 10 375 thuyền nhân Việt Nam . 10 375 boat people đã được cứu sống từ những chiếc ghe mong manh trên Biển Đông và định cư tại Đức . Chúng tôi đi tìm tự do Nửa đêm vào một ngày tháng 06/1981 , vợ chồng ông Ri và 4 đứa con , lớn nhất mới 7 tuổi , xuống ghe trốn chạy chế độ độc tài Cộng Sản . Trước đó vào buổi chiều , bé Kim với 10 ngày tuổi đã được rửa tội để chuẩn bị cho chuyến đi tìm lẽ sống trong cõi chết . « Vâng , chúng tôi đi tìm tự do » , Thanh Long tâm sự . Ngày đó cậu bé mới được 4 tuổi . Hơn 100 thuyền nhân trên chiếc ghe dài 12 thước với 200 lít nước . Sau 5 ngày , 6 đêm , nước cạn dần . Những chiếc tàu buôn vĩ đại lướt qua , phớt lờ chiếc ghe bé nhỏ chứa đầy người tỵ nạn , càng làm mọi người thêm tuyệt vọng . Sự nhẫn tâm của các thuyền buôn này đã làm chết thêm hàng chục ngàn thuyền nhân vào những năm đó ( vì sóng gió , vì hải tặc , vì đói khát ) . Bé Kim lả đi vì mẹ hết sữa . Ông Rị kể : « thêm một ngày nữa thì bé Kim khó qua khỏi . Chúng tôi chỉ còn biết cầu nguyện » . Như từ trên trời đáp xuống , từ trong sương mù , một chiếc tàu vĩ đại bất ngờ hiện ra , thẳng hướng tới ghe . Một tiếng đồng hồ sau , chiếc ghe đã được cột vào tàu lớn . « Đừng sợ ! Đừng sợ ! » , một thuỷ thủ từ trên cao hét xuống : « tất cả hãy ngồi im kẻo ghe bị lật ! » . Vâng , đây là tàu Cap Anamur chứ không phải hải tặc . Gia đình ông Nguyễn Văn Rị đã được cứu sống nhờ nhà báo tiến sĩ Rupert Neudeck và vợ là bà Christel . Họ không thể im lặng nhìn thảm kịch hàng loạt người vượt biên chết đuối , chết vì hải tặc tại Biển Đông . Ngày 24/07/1979 , cùng lúc các đài truyền hình cho chiếu hình ảnh tuyệt vọng của thuyền nhân VN , nhà báo đài ARD – đài truyền hình số một của Đức – ông Franz Alt đã kêu gọi quyên góp để cứu các thuyền nhân . Nhân dân Đức phản ứng một cách nhiệt thành . Trong vòng 3 ngày , số tiền quyên góp đã được trên 1 triệu Đức Mã . Ông Rupert Neudeck với hiệp hội mới thành lập « Một Con Tàu cho Việt Nam » mướn ngay một tàu vận tải . Rời cảng Kobe , Nhật Bản , ông Neudeck với tàu Cap Anamur khởi sự sứ mạng nhân đạo : cứu người vượt biển . 3 năm liền con tàu này đi lại trên Biển Đông để thi hành công tác nhân đạo của mình . Giữa thập niên 80 , hiệp hội với tên mới « Cap Anamur – Bác Sĩ Đức Cứu Cấp » mướn liên tiếp 2 tàu hàng để tiếp tục sứ mạng . Cả ba chiếc tàu đều lấy tên Cap Anamur là tên một vùng Vịnh tại bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ . Không bao lâu , cái tên Cap Anamur trở thành đồng nghĩa với cứu trợ nhanh chóng , bất chấp các khó khăn chính trị , trở ngại hành chánh . Khi nhắc lại chuyện 30 năm về trước , ông Neudeck nói , thật như câu chuyện kinh thánh « Lưới ( Cá ) Người » . Đối với ông Neudeck , Cap Anamur là bằng chứng : một xã hội tự do có thể đạt được tất cả . Công dân có thể làm những điều chính phủ của mình không muốn . Lòng nhân đạo của công dân mình đã « ép » chính phủ không thể từ chối sự cứu trợ nhân đạo này . Ít ra cũng được vài năm . Ông Neudeck không chỉ cứu thuyền nhân từ Biển Đông , mà còn đấu tranh cho thuyền nhân được tỵ nạn tại Đức , tối thiểu tất cả các thuyền nhân đã được tàu Cap Anamur cứu vớt . Tháng 07/1982 chính phủ Đức quyết định ngưng nhận người Việt Tỵ Nạn . Thành phần trí thức Đức – như nhà văn Heinrich Böll – phản đối dữ dội . Nhờ đó – mặc dù theo luật pháp quốc tế có nhiều vướng mắc – công tác vớt người vuợt biên và cho tỵ nạn tại Đức kéo dài đến năm 1986 . Liền sau đó , hiệp hội « Cap Anamur – Bác Sĩ Đức Cứu Cấp » tiếp tục nhiều sứ mạng tại nhiều quốc gia : xây dựng các trại tỵ nạn với trường học , trạm y tế … lo tiếp tế thực phẩm , nước uống , thuốc men … cho người trong trại . Tháng 07/2004 , Cap Anamur vớt 37 thuyền nhân tại bờ biển Phi Châu . Những thuyền nhân này khai gian là người Sudan . Thật ra 31 thuyền nhân là người Ghana và 6 thuyền nhân là người Nigeria . Chủ Tịch hiệp hội lúc đó là ông Elias Bierdel bị bắt tại Ý Đại Lợi với tội danh giúp người nhập cảnh Ý trái phép . Ông cựu Chủ Tịch Neudeck cũng không đồng ý với hành động này của ông Bierdel . Hội nhập thành công Đối với gia đình ông Rị , ông Rupert Neudeck và các thành viên hiệp hội Cap Anamur luôn luôn là những vị anh hùng . Sau khi được cứu sống từ Biển Đông , gia đình ông Ri được đưa vào trại tỵ nạn Palawan , Phi Luật Tân . Một năm sau đó được định cư tại Đức . Hoàn toàn tình cờ , họ đã đến định cư tại thành phố Mönchengladbach cho đến ngày hôm nay . Ông Ri học và hành nghề thợ máy tại một hãng liên tục 24 năm qua . Gia đình đã có thêm 4 người con sinh ra tại Đức . Ông Ri hoạt động hăng say trong giáo xứ và cộng đồng người Đức cũng như người Việt Tỵ Nạn . Năm 2005 ông được nhận huy chương Danh Dự Liên Bang Đức – Bundesverdienstkreuz ( Bundesverdienstkreuz là huy chương cao quý , danh dự đặc biệt của nước Đức . Thường chỉ trao tặng cho những người con ưu tú nhất của nước Đức . Rất ít sắc dân thiểu số nào được danh dự này . Đây cũng là niềm hãnh diện chung của cộng đồng người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản chúng ta . Chú thích của người dịch ) . Hầu hết các con trong gia đình ông Ri đều tốt nghiệp đại học : nghệ thuật , kinh tế , điện toán . Thanh Long trở thành một kiến trúc sư . Cả gia đình đều đã nhập tịch Đức . Tất cả mọi người đều cảm thấy hài lòng và hạnh phúc với cuộc sống . Tất cả mọi người – như một lời cám ơn – đã hội nhập thành công vào đất nước tiếp đón họ . Ông Rị mở các cuốn Album gia đình cho quý khách coi các tấm hình năm xưa . Tiếng Đức của ông sau gần 30 năm vẫn chưa lưu loát , nhưng không sao . Ánh mắt ông rạng rỡ và các tấm hình gia đình nói lên tất cả , mỗi tấm hình là một bằng chứng hạnh phúc . Đây , tấm hình chụp Kim với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo đệ nhị tại Vatican , cô bé 10 ngày tuổi và được rửa tội vào ngày rời Việt Nam cách đây 28 năm . Lý Thanh Trực lược dịch bài « Schiff der Hoffnung » của Ô Bernd Kastner , Süddeutsche Zeitung 07/08/2009