Home » Tin Tức » Cộng Đồng Đức » Lời chia sẻ của Hoà Thượng Phương Trượng Thích Như Điển Chùa Viên Giác tại Hannover

Lời chia sẻ của Hoà Thượng Phương Trượng Thích Như Điển Chùa Viên Giác tại Hannover

Hannover ngày 3 tháng 3 năm 2018

Kính gửi: Bác Sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ Tịch Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức
Cùng Ban Tổ Chức và Quý Đồng Hương,

Năm nay 2018 là năm Mậu Tuất, cầm tinh của con chó trung thành với chủ. Cách đây 50 năm về trước, năm Mậu Thân 1968 là năm cầm tinh của con khỉ hay bay nhảy, ngồi đứng không yên.

Trong năm nầy đồng bào của chúng ta, đặc biệt là ở Huế, nhân ngày Tết cổ truyền của Dân Tộc người cộng sản đã phá bỏ hiệp định ngưng chiến trong ba ngày Tết với chính quyền VNCH, họ ngang nhiên tấn công vào Huế và chôn sống cả hàng mấy nghìn người, trong đó có cả những Bác Sĩ người Đức như: Prof. Horts Günter Krainick und seiner Frau Elisabeth, Dr. Alois Alteköster und Dr. Raimund Discher.

Hoàng thành Huế đã khổ nhục chịu đựng không biết bao nhiêu vết đạn bắn từ hai phía của quân lực Việt Nam Cộng Hòa và người cộng sản.

Cuối cùng, sau hơn một tháng chiến đấu dũng cảm của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Hoàng Thành Huế và người dân Huế đã trở lại cuộc sống bình thường.

Thế nhưng, sau 50 năm trôi qua, vết thương lòng đã rách nát bởi chủ nghĩa hận thù do người phương Bắc gây ra, mãi cho đến bây giờ vẫn còn bưng mủ, mỗi khi nhắc đến thảm trạng của Tết Mậu Thân nầy.

Trong chiến tranh, luôn có kẻ thắng và người bại; nhưng điều đó không quan trọng bằng tình người sau khi bại trận hay sau khi thắng thế.

Vua A Dục, người thống trị triều đại Maurya vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, sau trận đại thắng Kalinga, Ngài đã quy y Tam Bảo và trở thành một người Phật Tử chân chính, giữ năm giới cấm của Phật Giáo và đã làm cho dân tộc Ấn Độ vang bóng một thời với những bậc quân vương đã biết lo đến hạnh phúc của nhân dân là gì.

Trong Triều Trần của chúng ta; năm 1257 Trần Thái Tông đã đại thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, sau đó nhà Vua đã từ bỏ ngai vàng, đi thẳng lên núi Yên Tử tìm Quốc sư Phù Vân để tham kiến.

Năm 1285 và  năm 1288 là hai cái mốc của lịch sử Đại Việt dưới thời Vua Trần Nhân Tông với những vị tướng tài như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung v.v..đã giúp cho Vua cứu nước và sau khi thắng trận, nhà Vua cũng đã vào núi Yên Tử để xuất gia đầu Phật vào năm 1293, sau khi nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông và sau nầy Ngài trở thành Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

Nước Việt Nam của chúng ta đã có hai lần phân đôi bờ cõi bởi sông Gianh thời Vua Lê, Chúa Trịnh và ở sông Bến Hải vào ngày 20 tháng 7 năm 1954.

Tuy sau năm 1975 được gọi là thống nhất bờ cõi của hai miền Nam Bắc; nhưng lòng người của đôi bên, cho đến nay hơn 40 năm vẫn chưa hòa hợp dưới danh từ Tự Do Dân Chủ thật sự. Nếu những chính quyền thực sự muốn lo cho dân, cho nước thì phải thực sự thương dân như Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo khi đánh quân nhà Minh xâm chiếm quê hương đất nước của chúng ta vào đầu thế kỷ thứ 15 rằng:

„Áo không, ta cởi áo cho
Cơm không, ta xẻ cơm no cho lòng”…

Có như thế, không sớm muộn gì người Việt Nam của chúng ta cũng sẽ được hợp nhất một nhà, như những thuở xa xưa của lịch sử đã ghi công.

Nhân ngày “Lễ tưởng niệm 50 năm thảm sát Mậu Thân tại Huế” tôi không về được tại Weiterstadt để tham gia cầu nguyện cho quê hương đất nước cùng Quý Vị cũng như cầu siêu cho những người không may bị thảm sát trong Tết Mậu Thân cách đây 50 năm về trước; nhưng có Đại Đức Thích Hạnh Bổn, hiện là Chi Bộ Trưởng GHPGVNTN Đức Quốc và là Quyền Trụ Trì chùa Viên Giác tại Hannover thay thế tôi đến đây để chung lời cầu nguyện cùng Quý Vị.

Mong rằng đất nước của chúng ta sẽ được thật sự thanh bình và tự do dân chủ với những người lãnh đạo, luôn phải đặt quyền lợi của Quốc Gia Dân Tộc lên trên quyền lợi tư hữu cá nhân của mình. Có như thế mới mong rằng mọi vết thương lòng sẽ được chữa trị lành trong thới gian ngắn nhất.

Trân trọng kính chào tất cả liệt Quý Vị

Thích Như Điển- Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover

—————————————————————————————

Hannover, den 3.03.2018

Sehr geehrte Frau Dr. Hoàng Thị Mỹ Lâm, Vorsitzende der Vereinigung der Vietnamesischen Flüchtlinge in der Bundesrepublik Deutschland.
Sehr geehrte Damen und Herren,
Verehrte Gäste, liebe Landsleute,

Das Jahr 2018 ist das Jahr des Hundes. Das Sinnbild des Hundes ist die Loyalität seinem Besitzer gegenüber. Und vor genau 50 Jahren, im Jahre 1968, war es das Jahr des Affen, welches das flinke und unruhige Sinnbild verkörpert.
In jenem Jahr wurden unsere Landsleute, vor allem in Huế, während des traditionellen Tết-Festes vom Terror heimgesucht. Die nordvietnameschen Kommunisten hatten den vereinbarten Waffenstillstand während der Feiertage mit der Regierung der Republik Südvietnams gebrochen und die Stadt Huế angegriffen. Tausende Menschen wurden getötet und lebendig begraben, darunter auch die deutschen Ärzte: Prof. Horts Günter Krainick und seiner Frau Elisabeth, Dr. Alois Alteköster und Dr. Raimund Discher.

Die Kaiserstadt Huế stand unter schwerem Beschuss beider Seiten, sowohl durch Soldaten der Republik Südvietnam als auch durch die nordvietnameschen Kommunisten.

Nach einem monatigen Kampf wurde die Kaiserstadt Huế vonder Armee der Republik Südvietnams zurückerobert und befreit. Die Bürger der Stadt konnten danach zu ihrem normalen Leben zurückkehren.

Doch leider ist diese Wunde heute,nach 50 Jahren, durch die Hasspolitik des Nordens wieder aufgegangen. Die schmerzlichen Erinnerungen an jenem Massaker der Tết-Offensive sind immernoch allgegenwärtig.

Bei jedem Krieg gibt es Sieger und Besiegte. Entscheidend ist es aber die Menschlichkeit zwischen den beiden Seiten danach.

Der indische Kaiser Ashoka, dritter Herrscher der Maurya-Dynastie im 3. Jahrhundert vor Christus, nahme Zuflucht zu den Drei Juwelen, nachdem er die Schlacht Kalinga ruhmreich gewann. Er legte die fünf Gelübde ab und wurde Laien-Buddhist. Ihm folgten viele Könige, die sich um das Wohl des Volkes kümmerten und das Land zu ruhmreichen Zeiten verhalfen.

In unserer Tran-Dynastie war es der vietnamesische Kaiser Trần Thái Tông, der die Schlacht gegen die mongolischen Truppen im Jahre 1257 gewann. Dann gab er den Thron auf und ging in den Berg Yên Tử, um den Zen-Meister Phù Vân um Rat zu fragen.

Auch die Jahren 1285 und 1288 gingen die Geschichte Vietnams, als der KönigTrần Nhân Tông mit seinen fähigsten Generälen wie Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung, die die Feinde aus Vietnam vertrieben haben und sich danach in den Bergen zurückzogen waren und als Mönch gelebt haben. König Trần Nhân Tông hat den Thron an seinen Sohn Trần AnhTông übergeben und wurde später zum Buddha-König Trần NhânTông.

Vietnam wurde in seiner Geschichte zweimal geteilt: Das erste Mal war es in der Zeit des Kaisers Le und des Fürstens Trinh. Die Teilung vollzog sich am Fluss Gianh. Die zweiteTeilung fand am 20. July 1954 am Fluss BếnHải statt.

Trotz der Wiedervereinigung von Nord- und Südvietnam nach 1975 bleiben die Menschen nach 40 Jahren innerlich immer noch gespalten. Sie leben bis heute noch nicht in Freiheit und Demokratie.

Sollte sich das kommunistische Regime ernsthaft um das vietnamesische Volk kümmern, sollte es sich ein Vorbild an NguyễnTrãi nehmen. In seiner Proklamation über den Sieg zum Vertreiben der Ming Truppen aus unerem Heimatland zum Anfang des 15. Jahrhunderts rief er dazu auf:

“Friert der Feind, geben wir ihm unsere Kleidung;
Hungert er, teilen wir mit ihm unser Essen”…

Nur in diesem brüderlichen Geist können unsere Bürger wieder zueinander finden.

Zur heutigen Gedenkfeier zum fünfzigsten Jahrestag der Tết-Offensive in Huế konnte ich leider nicht nach Weiterstadt kommen. Ehrwürdiger Thích Hạnh Bổn, Abteilungsleiter der Congregation der Vereinigten Vietnamesischen Buddhistischen Kirche in Deutschland und Abt der Pagode Viên Giác in Hannover, wird mich vertreten und gemeinsam mit Ihnen für unser Heimatland Vietnam und für die Opfer beten, die in der Tết-Offensive vor 50 Jahren ums Leben gekommen waren.

Ich wünsche für unser Land Vietnam den wahren Frieden, die unbegrenzte Freiheit und die Demokratie. Möge es eine Staatsführung geben, die stets die Interessen des Volkes vertritt und den Wohlstand herbeiführt. Nur so können die Kriegswunden am schnellsten verheilt werden.

Vielen Dank und herzliche Grüße.
Thích Như Điển – Gründerabt der Pagode ViênGiác, Hannover