(Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolo II)
Tưởng niệm 100 năm Đệ Nhất Thế Chiến (1914 – 2014)
Tưởng niệm 39 năm ngày Quốc Hận Việt-Nam 30.4.1975
Tưởng niệm 20 năm biến cố Diệt Chủng sắc dân Tutsi bởi sắc dân Hutu tại Ruanda / Châu-Phi (tháng tư 1994)
Con số nạn nhân trong Đệ Nhất Thế Chiến (1914 – 1918): 7.874.330 (1)
Con số nạn nhân trong chiến tranh tại Việt Nam (1954 – 1975):
Khoảng 950.000 lính Bắc Việt, 200.000 lính VNCH và 58.000 quân Hoa Kỳ chết trong chiến tranh, 164.000 thường dân miền Nam bị thủ tiêu bởi Cộng Sản. 100.000 lính miền Nam
và viên chức bị xử tử sau 1975.
2,5 tri ệu người vào các trại tù cải tạo, trong đó có khoảng 165.000 người mất mạng và hàng
ngàn người khác đã bị tổn thương sọ não lâu dài và bị các vấn đề tâm thần do hậu quả của tra tấn. Hơn 1 triệu người vượt biên bằng đường bộ và đường thủy, trong đó khoảng 200.000 đến 400.000 người chết đuối, bị hải tặc giết, bị giết trong rừng, bị hãm hiếp và bị bắt mang đi.(2)
Con số nạn nhân của biến cố Diệt Chủng sắc dân Tutsi / Phi-Châu (April 1994):
1 triệu người bị tàn sát. 100.000 phụ nữ bị hãm hiếp. Một số lớn có thai, bị nhiễm bịnh liệt kháng và chết sau vài năm. 2 triệu người Hutu phải chạy lánh nạn tới nước Zaire (3)
Một điều hiển nhiên ai cũng thấy là chiến tranh không chỉ gây thiệt hại nặng nề về nhân sự và hạ tầng cơ sở vật chất, song còn để lại hậu quả rất đỗi trầm trọng nơi thể xác và tâm hồn con người thuộc thế hệ chiến tranh và những thế hệ hậu chiến tranh nữa.
Qua những chương trình khảo cứu người ta đi đến nhận định rằng những biến cố chấn động làm tổn thương tâm linh mà chưa nói ra được của thế hệ chiến tranh sẽ được truyền tiếp cho các thế hệ sau. Tiến trình này được gọi là: “Di truyền xuyên qua các thế hệ” (transgenerationale Weitergabe). Năm 1913 nhà phân tâm học nổi tiếng Sigmund Freud đã nói về hiện tượng này trong sách “Totem und Tabu”: “Chúng ta có thể tin rằng thế hệ trước không thể dấu thế hệ sau những diễn tiến tâm lý quan trọng trong họ”. („Wir dürfen annehmen, dass keine Generation imstande ist, bedeutsame seelische Vorgänge vor der nächsten zu verbergen.“).
Vào thập niên 1970 và 1980 những nhà nghiên cứu về biến cố Holocaust (những nơi tiêu diệt người Do Thái trong thời gian Đức Quốc Xã thống trị ) nhận định rằng những đứa con của những người sống còn trong các trại tập trung Đức Quốc Xã cũng bị ảnh hưởng tâm thần nặng nề (mặc dù họ sinh ra sau biến cố Holocaust) bởi những chấn động làm tổn thương tâm linh nơi cha mẹ, song cha mẹ không muốn, hoặc không thể kể cho các con đ ược. Các nhà tâm lý gia cũng nhìn thấy hiện tượng này ở những người con của các cựu chiến binh Việt Nam, Đức, Mỹ…và ở những người tỵ nạn vì lý do chiến tranh chẳng hạn như từ Kosovo, Irak, Afghanistan….(4).
Một trong những căn bịnh tâm thần là chứng „thần kinh phân liệt“ (Schizophenie), gồm những ảnh hưởng đến những chức năng sau đây: „a) Sự tập trung tinh thần (Aufmerksamkeit) b) Sự nhận thức(Wahrnehmung) c) Suy luận / phán đoán (Denken) d) Chức năng „tôi“ bị đình trệ (Ich-Funktionsstörung): tư tưởng trở thành tiếng / ảo thính, (Gedankenlautwerden), tư tưởng bị mang từ ngoài vào (Gedankeneingebung), tư tưởng bị lấy mất (Gedankenentzug), tư tưởng bị bành trướng rộng ra (Gedankenausbreitung) e) Cảm xúc (Affektivität) f) Ý chí nội tâm (Antrieb) v à g) Những cử động ảnh hưởng bởi tâm thần. (Psychomotorik). Chứng bịnh này chiếm khoảng 2% dân số“.(5) .
Trong số các chứng bịnh tâm thần thì bịnh trầm cảm (Depression) chiếm tỷ lệ 40% (hiện có hơn 10 triệu người tại Đức Quốc mắc bịnh này).Theo lượng định của „Tổ chức sức khoẻ thế giới“ (World Health Organisation, WHO) thì tới năm 2020 bịnh trầm cảm sẽ là căn bịnh quần chúng đứng hàng đầu tại các quốc gia kỹ nghệ Tây Phương, và đứng hàng thứ hai trên toàn thế giới.(6). Không phải chỉ có người lớn, song các thanh thiếu niên và ngay cả các em nhỏ cũng có thể lâm bịnh này .Những triệu chứng chính của bịnh trầm càm là: mất ngủ, biếng ăn hoặc ăn quá độ, sức tập trung tinh thần kém, luôn có cảm giác sợ hãi, không muốn tiếp xúc, giao thiệp với ai, không muốn làm gì cả, hay bị nhức đầu hoặc đau bụng, dùng rượu hay những chất kích thích khác quá độ, tự làm mình bị thương như dùng dao cắt vào thân thể, dùng thuốc lá đang cháy dí vào tay… Nặng nhất là khi người này không còn nhìn thấy ý nghĩa sống nữa và tự tử. (7). Cách đây vài năm nhà thủ môn Đức nổi tiếng Robert Enke tự tử; lần đầu tiên báo chí Đức chính thức loan tin ông ấy bị bịnh trầm cảm nặng đưa đến tự tử, và đã gây sự chú ý của đông đảo quần chúng đến căn bịnh này.
Sau chiến tranh nhân loại cố gắng xây dựng lại hạ tầng cơ sở vật chất bị đổ nát. Hầu như mọi nỗ lực đều hướng về lãnh vực này, trong khi khía cạnh cảm quan và tâm linh cũng bị tan vỡ trầm trọng với những hậu quả lâu dài hơn nhiều thường không được lưu tâm đúng mức. Những biến cố chấn động trong chiến tranh làm tổn thương tâm linh mà không được chiếu cố đến và nói ra được của thế hệ chiến tranh còn gây ra hiện tượng khủng hoảng niềm tin vào các thế hệ đi trước, vào các cơ chế của quốc gia, tôn giáo và xã hội, cũng như vào chính bản thân. Khi niềm tin bị khủng hoảng thì lòng tự tin cũng bị chao đảo ảnh hưởng lên khả năng liên kết, chịu đựng và trung thành trong cuộc sống. Theo nhà tâm lý gia xã hội bác sĩ Horst-Eberhard Richter hiện tượng ly dị (cứ 3 cặp vợ chồng có một cặp ly dị; tại những nơi đông dân cư cứ hai cặp có một cặp ly dị) và khan hiếm con cái (demographische Fehlentwicklung) tại Đức có những nguyên do đa dạng xuất phát từ hai Thế Chiến của thế kỷ 20, còn được gọi là „Cuộc-Chiến-30-năm“ của thế kỷ 20 (der Dreizigjährige Krieg des 20. Jahrhunderts, 1914-1945). Hậu quả là giềng mối của xã hội ngày càng rạng nứt trong lúc hạ tầng cơ sở vật chất dư thừa.
„Không hồi tưởng lại quá khứ thì chúng ta sẽ không có tương lai“
(„Ohne Erinnerung an unsere Vergangenheit gibt es keine Zukunft“), Dr. Rupert Neudeck (8)
„Nhìn người lại nghĩ tới ta“: Mọi người Việt Nam có lương tri đều nhận ra rằng muốn cho tương lai dân tộc và đất nước tươi sáng chúng ta cần can đảm, bình tâm nhìn lại những biến cố lịch sử, tìm con đường theo những gương sáng như Mahatma Gandhi, Nelson Mandela, Aung San Suu Kyi,… để giải quyết những vấn nạn của đất nước. Thiết nghĩ, con đường này không phải là con đường ngắn nhất, song lịch sử đã chứng minh cho ta thấy rằng, đó là con đường dẫn đến hòa bình thật sự, cho chính mỗi cá nhân chúng ta và cho quê hương.
Minh Hoài