Chết

„Thần chết sẽ đến và gõ cửa nhà bạn, song thần chết không có

tiếng nói quyết định sau cùng.“

Tháng 11 còn được gọi là „tháng của người chết“. Ngày 1.11 các Kitô hữu mừng Đại lễ Các Thánh (Allerheiligen) và ngày 2.11 là ngày tưởng nhớ đến các linh hồn (Allerseellen). Sự sống và sự chết rất gần gũi nhau. Trên các bia mộ ta thường thấy chỉ ghi hai ngày quan trọng này: ngày sinh và ngày chết. Dưới đây là bài giảng của Lm. Maximilian Heinzt trong nhà thờ St. Jakobus, thành phố Neustadt an der Weinstrasse, vào ngày 2.11.2014, ngày „các linh hồn“:

Anh chị em thân mến !

mỗi người trong chúng ta đều đã trải qua nhiều kinh nghiệm: kinh nghiệm tốt có, kinh nghiệm đau thương có. Có những kinh nghiệm làm chúng ta thất vọng, song cũng có những kinh nghiệm gây cho chúng ta niềm hy vọng. Chỉ có một kinh nghiệm mà chưa ai trong chúng ta đã trải qua: đó là kinh nghiệm với cái chết của chính mình. Vì thế đối với chúng ta sự chết còn là một bí ẩn lớn. Chúng ta suy nghĩ về bí ẩn này và lắng nghe xem Thiên Chúa nói gì trong Kinh Thánh về đề tài „chết“.

Một điều chắc chắn đối với tôi: Chết là một chuyến phiêu lưu ấn tượng nhất trong cuộc đời. „Sự chết đi“ (das Sterben) nó có yếu tố quyết định hơn là những giờ phút đầu khi mở mắt chào đời; nó mãnh liệt và dữ dội hơn tất cả những sự kiện chúng ta đã trải qua, bởi vì đối với những người có đức tin thì khi chết là lúc chúng ta không còn làm chủ được mình, là lúc mà chúng ta bước vào cõi vĩnh hằng, có nghĩa là đi vào cõi đời đời, đi vào „chân lý“ (Joh 9, 4). Cuộc sống hiện tại nó giống như lúc chúng ta đang bước đi trong một căn phòng trước phòng chính, những bước đi trong sương mờ, để chờ đợi ngày trọng đại. Những người đang chết nói với Thượng Đế rằng: Tôi đi về nhà Cha tôi. (Joh, 14, 2).

Nếu ai có niềm tin như trên thì „thần chết“ sẽ không còn là bộ xương người đáng sợ, trong tay cầm lưỡi hái, song sẽ là „sứ giả của tình yêu Thiên Chúa“, là „người mang Tin Mừng“, là „Thiên thần“; người sẽ cầm tay chúng ta và nói: „Đi, chúng ta muốn đi về nhà.“

Thánh Karl Borromäus đặt họa sĩ vẽ một bức tranh về thần chết. Người họa sĩ này vẽ một bộ xương người với lưỡi hái. Vị Giám Mục của thành phố Milano (thuộc nước Ý) đã không hài lòng. Ngài nói: „Ông hãy vẽ thần chết như là một sứ giả Thiên Chúa với chìa khóa vàng trong tay.“.

Ai nhìn „sự chết“ trong ánh sáng của Chúa Kitô thì sẽ trả lại cho „sự sống“ những giá trị, thước đo và thứ tự thật, sẽ có được kích thước đúng với trần tục, để sự việc gì lớn sẽ là lớn và sự việc gì nhỏ sẽ là nhỏ. Ai làm được điều này thì người đó sẽ thành công trong cái được gọi là „chết mỗi ngày“, sẽ từ bỏ được những cái không đáng kể, những giả tạo và thiếu thành thực, những cái mà „mối mọt sẽ nhấm nát“ (Mt 6,19) để đi đến cái quan trọng nhất, cái cần thiết nhất theo như câu thành ngữ Đức: Nếu ai không chết trước khi chết thì người đó đã thối rữa khi họ chết. (Wer nicht stirbt, eh´er stirbt, der verdirbt, wenn er stirbt).

Có nghĩa là nếu muốn „chết thành công“ thì chúng ta phải chuẩn bị và tập dợt suốt cuộc đời. Đức Giáo Hoàng Joan thứ 23 (người đã ra đi rất bình thản vào ngày thứ hai Đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm 1963) đã viết trong nhật ký rằng: „Mỗi ngày đều tốt để sinh ra và mỗi ngày đều tốt để chết đi. Tôi rất bình thản khi phải đối diện với thần chết vì tôi luôn làm theo thánh ý Chúa. Tôi chỉ có một khao khát lớn nhất là sẽ được gặp lại tất cả những người thân yêu của tôi trên Thiên Đàng, không thiếu một ai. Thường nghĩ đến sự chết cũng có nghĩa là càng vui mừng hơn về sự sống.“

Nếu ai sống thành công như vậy thì cũng sẽ thành công trong giây phút quyết định khi phải „ra đi“.

Báo „Stern“ Hamburg đã đưa đến kết luận cuộc thăm dò ý kiến quần chúng về đề tài „chết“ rằng: „Khi Thượng Đế đã chết trong tiềm thức con người thì sự sợ hãi đối với thần chết càng gia tăng.“ Như vậy Thiên Chúa đóng vai trò quan trọng đối với thái độ chết của chúng ta. Chỉ có „Chúa của sự sống“ mới có thể bảo đảm cho chúng ta là chúng ta cũng sẽ nằm trong bàn tay đùm bọc của Ngài trong giờ phút lâm chung.

Bạn muốn chết như thế nào ? Cả trăm chính trị gia, những nhân vật nổi tiếng, các văn nghệ sĩ, tài tử… được hỏi, đa số trả lời: „nhanh“, „bất ngờ“, „đang ngủ“, „không đau đớn“. Có lẽ họ không biết đến lời nguyện nổi tiếng: „Xin Chúa giữ gìn con trước cái chết hung dữ và bất ngờ“. Một số người thì trả lời: „ Tôi muốn chết trong sự làm hòa với Chúa và mọi người“, „với một lời cám ơn“, „Trong sẵn sàng với những gì sẽ tới“.

Chuyện kể có một ông vua đưa cho người ngu đần nhất trong triều đình một cây trượng và nói: „Anh hãy đưa cây trượng này cho người ngu đần hơn anh.“. Một ngày kia ông vua nằm trên giường hấp hối và than thở với người ngu đần rằng: „Ta sắp đi đến một nước lạ và sẽ không bao giờ trở lại.“. Người ngu đần hỏi: „Ông đã biết là một ngày nào đó ông sẽ phải đi tới một nước lạ, Vậy chắc ông đã chuẩn bị mọi việc để cũng có được một căn nhà trong quê hương mới này ?“. Nhà vua lắc đầu. Người ngu đần liền đưa cây trượng cho ông và nói: „Như vậy ông còn ngu đần hơn tôi nữa.“

Chúng ta hãy sống sao để đến khi chết chúng ta có thể đến với Thượng Đế và là vị Thẩm phán sau cùng này với hai bàn tay đầy hoa quả của Tình Yêu.

Nếu chúng ta nói được với Thượng Đế: „Con đã cố gắng hết sức“ thì đó đã là nhiều rồi. Trong một cuốn „những lời thỉnh cầu“ ở một nơi hành hương có một người viết như sau:

„Con muốn kết thúc cuộc sống này với tràng hạt trên tay và được nhìn lên thánh giá. Xin Mẹ Maria cho con được toại nguyện ước mơ cuối cùng này“.

Chấm hết lời cầu xin và có lẽ đây là một trong những nguyện vọng đẹp nhất. Amen.

Lm. Maximilian Heintz

(Ngọc-Hương chuyển ngữ)

———————————————

Unser Tod

„Der Tod wird kommen und an deine Tür klopfen, aber er hat nicht das letzte Wort“.

Der November ist der „Monat der Toten“. An diesen Monat gedenken wir an unsere geliebten Verstorbenen. Am 1.November ist das große Fest der „Allerheiligen“. Am 2. November ist dann „Allerseele“. An diesen Sonntag besuchen viele ihre Verstorbenen auf dem Friedhof und beten, singen zusammen. Leben und Tod sind so nah aneinander wie kein anderes. Auf dem Grabstein stehen normalerweise auch nur diesen 2 wichtige Daten: Geburts- und Todesdaten. Hier ist der Predigt von Herrn Pfarrer Maximilian Heinzt am 02. November 2014 in St. Jakobus, Neustadt an der Weinstrasse.

Liebe Brüder und Schwestern!

Wir Menschen machen in unserem Leben viele Erfahrungen, frohe und bittere; Erfahrungen, die enttäuschen, und solche, die Hoffnung geben. Nur eine Erfahrung hat noch keiner von uns gemacht: die Erfahrung des Todes, des eigenen Sterbens. Diese Erfahrung steht noch aus. So bleibt uns das Sterben das große Geheimnis. Wir tun also gut daran, über dieses Geheimnis nachzudenken und auf das zu hören, was uns Gott in der Heiligen Schrift über den Tod sagt.

Eines scheint mir sicher: Das Sterben wird das eindrucksvollste aller Abenteuer des Lebens sein. Was da im Sterben eines Menschen geschieht, ist entscheidender als alle seine früheren Lebensstunden, ist gewaltiger und wuchtiger als die größten Ereignisse seines Lebens. Denn für den Glaubenden ist der Tod jener Augenblick, an dem der Mensch die Zeit, in der er wirken kann (vgl. Joh 9, 4), beendet und unwiderruflich in die Ewigkeit Gottes eintritt, das heißt in das Endgültige, in das Bleibende, Wahre und Wirkliche. Unser jetziges Leben ist nur das Durchschreiten einer Vorhalle, ein Gehen durch eine Dämmerung, auf die der große Tag Gottes folgt. Der Sterbende sagt mit seinem Herrn: „Ich gehe heim zum Vater“. (Joh 14,12).

Wer so glaubt, dem wird der Tod nicht mehr als erschreckendes Totengerippe erscheinen mit der Sense in der Hand; dem wird der Tod zum Boten der Liebe Gottes, zum willkommenen Evangelisten, zum Engel, der uns bei der Hand nimmt und sagt: „Komm, wir wollen heimgehen ! „.

Der heilige Karl Borromäus bestellt sich bei einem Maler ein Bild vom Tod. Der Maler stellt den Tod dar als Skelett mit einer Sense. Der große Bischof von Mailand war nicht zufrieden: „Malen Sie mir den Tod als Boten Gottes mit einem goldenen Schlüssel in der Hand“.

Wer den Tod im Lichte Christi sieht, wird den Dingen des Lebens den rechten Maßstab, Wert und Rang einräumen, wird die rechte Form der Weltdistanz gewinnen, sodass das Große groß und das Kleine klein erscheint. So wird ihm das gelingen, was man „das tägliche Sterben“ nennen könnte: die Preisgabe des Nichtigen, des Unrechten, des Falschen, all dessen „was Rost und Motten verzehren“ (Mt 6,19), damit das Eigentliche, das Wesentliche, das Eine-Notwendige zum Durchbruch kommt. In diesem Sinn gilt das Wort: „Wer nicht stirbt, eh´ er stirbt, der verdirbt, wenn er stirbt.“

Das heißt: wem das Sterben gelingen soll, der muss sich ein Leben lang einüben und vorbereiten. Papst Johannes der XXIII – ( wir erinnern uns an sein seliges Sterben am Pfingstmontag 1963) – schrieb in sein Tagebuch: „Jeder Tag ist gut, um geboren zu werden, und jeder Tag ist gut, um zu sterben. Ich bin im Angesicht des Todes ganz ruhig; ich wollte immer den Willen Gottes tun. Mein glühendster Wunsch ist es, keinen meiner Verwandten bei der Freude des Wiedersehens in der Ewigkeit zu vermissen. Oft an den Tod denken ist eine gute Art, sich mehr über das Leben zu freuen.“ Wem das Leben so gelingt, dem wird auch der entscheidende Augenblick des Sterbens gelingen.

Als Ergebnis einer Umfrage über den Tod veröffentlichte „Stern“ Hamburg dies: „Die Furcht vor dem Tod hat zugenommen, seitdem Gott im Bewusstsein der Menschen tot ist.“ Die Art unseres Sterbens hat also mit Gott zu tun. Nur der Gott des Lebens kann uns verbürgen, dass der Mensch auch im Tod in seiner rettenden Hand geborgen bleibt.

Über hundert Prominente, Künstler, Politiker, Schriftsteller, wurden unter anderem auch gefragt: „Wie möchten Sie sterben?“. Die meisten antworteten: „Schnell“, – „plötzlich“, – „im Schlaf“, – „ohne Schmerzen“. Sie wussten als nichts von der alten Bitte: „Vor einem jähen und unversehenen Tod bewahre mich, Herr Jesus Christus !“ Einige Antworten lauteten freilich anders: „Ich möchte sterben, versöhnt mit Gott und den Menschen“ – „mit einem Dankeschön“ – „mit der Bereitschaft für das, was folgt“.

Es wird erzählt:

Ein König gab seinem Hofnarren einen Stab und sagte: „Gib diesen Stab dem, der noch närrischer ist als du !“ da legte sich eines Tages der König zum Sterben nieder und klagte seinem Narren: „ Ich gehe in ein fremdes Land und kehre nie mehr zurück.“ Der Narr meinte: „Da du doch gewusst hast, dass du einmal in dieses fremde Land ausreisen musst, hast du sicher alles getan, um auch in dieser neuen Heimat ein Haus zu besitzen.“ Als der König verneinte, überreichte ihm der Narr den Stab und sagte : „Er gehört dir. Du bist ein noch größerer Narr als ich.“

Leben wir so, dass wir in unserem Tod unserem Herrn und Richter Hände entgegenhalten können, die gefüllt sind von den Gaben der Liebe !

Es ist schon viel, wenn wir dem Herrn einmal sagen können: „Ich habe mich bemüht !“. – In ein Fürbittenbuch an einem Wallfahrtsort hat jemand den Wunsch eingetragen: „Den Rosenkranz in Händen, auf das Kreuz den letzten Blick“- so möchte ich mein Leben enden. Mutter, schenk mir dieses Glück ! „

Soweit der Eintrag – und vielleicht ist er genau das Richtige ! Amen.

Pfarrer Maximilian Heintz

(Predigt am 02.11.2014 in der St. Jakobus- Kirche, Neustadt an der Weinstrasse)